Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở "xóm không đất”

Chí Toàn,
Chia sẻ

"Xóm không đất" nằm dọc bờ đê sông Hồng, cách trung tâm Thủ đô không xa. Những đứa trẻ ở đây từ lúc sinh ra đã quen với cuộc sống chòng chành trên những nhà thuyền neo giữa sông.

Đi dọc bờ đê sông Hồng từ cầu Long Biên xuống tới bãi Phú Thượng, ta thường bắt gặp những chiếc bè neo tựa vào nhau. Người ta gọi đây là xóm nổi, xóm phao, xóm chài… Cư dân ở đây từ khắp nơi lưu lạc về định cư, làm đủ nghề từ bốc vác, gánh hàng thuê, xe ôm, thu lượm đồng nát. Và rồi những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên những "xóm không đất”, tất cả mọi sinh hoạt đều trên nước. Họ tắm rửa, giặt giũ bằng nước sông, nước máy chỉ dùng cho đun nấu, vì phải mua hoặc đi xin rất xa.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
"Xóm không đất" dọc bờ đê sông Hồng.



Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Một gia đình nhỏ trên ngôi nhà thuyền mong manh.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Mùa khô, nước ở đây cạn đặc quánh vì rác khiến không khí ngột ngạt mùi nồng nặc. Còn mùa mưa bão, lụt lội, nước dâng cao, những cư dân ở đây, nhất là lũ trẻ này lại phải đối mặt với bao nguy hiểm. Nước dâng cao sóng cuồn cuộn sẵn sàng phá vỡ những “ngôi nhà”. Rồi có trận nước lớn, dân trong xóm phải phá hàng rào đưa những đứa trẻ lên ven bờ tránh nạn.

Bước chân tới bãi giữa sông Hồng vào một ngày cuối tháng 3, chúng tôi bất ngờ trước sự tinh nghịch của lũ trẻ nơi đây. Không như những gì chúng tôi tưởng tượng ban đầu, bọn trẻ không hề nhút nhát hay lo sợ khi thấy người lạ. Có lẽ chính cuộc sống còn nhiều lam lũ đã rèn luyện cho chúng sự cứng rắn, mạnh bạo và tính tự lập rất sớm. Nếu như những đứa trẻ thành phố được bố mẹ cưng chiều, lo lắng cho từng miếng ăn, giấc ngủ thì trẻ con ở đây, mới lên 3-4 tuổi đã phải tự lo cho bản thân mình. Bố mẹ còn phải nai lưng đi kiếm tiền, vì thế những việc như vệ sinh cá nhân, tắm rửa các em phải tự lo.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Bữa cơm của các em thật đạm bạc.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Phút nghịch ngợm vui vẻ của những cậu bé hiếu động.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Chúng tôi ghé thăm một “ngôi nhà" trong xóm. Gia đình bà Mai quê gốc ở Phú Xuyên, bà lưu lạc lên đây và đã định cư tại xóm ngót 20 năm. Bốn người con của bà đều được sinh ra và lớn lên tại "xóm không đất” này, và đến giờ 3 đứa cháu nội cháu ngoại của bà cũng vậy. “Căn nhà” hơn 20 mét vuông khép kín từ chỗ ngủ, bếp và nhà vệ sinh cho 10 thành viên, cả người lớn và trẻ con. Khi xưa bà kiếm ăn bằng cách bán nước chè xanh, dăm bao thuốc nơi chợ hay cầu Long Biên. Từ ngày có cháu bà phải ở nhà trông cháu, công việc cũ thì bà giao cho cô con gái.

Bà nói: “Cũng muốn cho chúng lên bờ đi học lắm chứ, nhưng làm gì có tiền. Mà có tiền nộp học thì xin đi học cũng khó lắm vì cả nhà có ai có hộ khẩu đâu. Ngày xưa những đứa nhà tôi cũng chỉ học được ở những lớp tình thương. Con bé út nhà tôi sinh năm 1998, sáng dạ học giỏi lắm mà cũng chỉ cho học hết lớp 5”.

Mọi chi tiêu sinh hoạt của bà đều trông đợi vào cậu con trai làm khuân vác và 2 cô con gái bán hàng thuê ở chợ Đồng Xuân. Cả ngày chỉ có bà và 3 đứa cháu nhỏ ở nhà, đứa cháu gái lên 3, đứa lớn lên 5. Nhìn những đứa bé bụ bẫm mắt trong vắt tròn xoe, ít ai có thể hình dung chúng được sinh ra và lớn lên trong điều kiện hết sức thiếu thốn và ô nhiễm như vậy.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Gia đình bà Mai.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Bà Mai đang vá lại chiếc màn cũ rách cho lũ trẻ ngủ được yên giấc.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Quần áo của bọn trẻ hầu như đều là đồ cũ được tặng lại. Cái nào vừa thì để dùng còn đâu lại chia cho trẻ con trong xóm.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Có lẽ trời phú cho những đứa trẻ ở đây sự thích nghi hoàn cảnh rất cao. Nhìn bữa ăn của các em khiến chúng tôi ái ngại. Bữa ăn thật đạm bạc, đứa thì bát cơm nguội ít cá kho mặn, đứa thì gói mì úp, hay ổ bánh mỳ. Vậy mà đứa nào người cũng chắc nịch, tay chân luôn thoăn thoắt. Còn về quần áo mặc thì ai cho gì mặc nấy.

Vì điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn nên lũ trẻ ở đây không có sự lựa chọn vui chơi giải trí. Chúng không biết đến rạp chiếu phim, những quán ăn ngon, hay những trò chơi trong công viên. Thậm chí được xem hoạt hình trên vô tuyến thỏa thích cũng là xa xỉ. Vì nhà cũng đâu có điện, nguồn điện duy nhất có được là từ chiếc bình ắc quy, mà điện chỉ được ưu tiên cho bóng đèn chiếu sáng hoặc chiếc quạt tự chế đến ngày oi bức mới được đấu điện. 

Nơi các em chơi đùa là những bãi cát ven sông đầy nắng và gió, hay đơn giản hơn là chơi đùa với chú chó trước cửa nhà. Nhưng khoảng thời gian vui chơi của các em cũng rất ít ỏi, bởi nếu không phải đi học thì lại phải làm việc nhà.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Những em bé đã quá quen thuộc với cuộc sống trên sông...

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
... Và hoàn toàn có thể làm được việc nhà từ khi còn rất nhỏ.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Cả xóm chỉ có duy nhất một chiếc Ti vi màu chạy ắc quy này còn dùng được.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Bà Mai tranh thủ phút rảnh rỗi đưa cháu lên bờ chơi.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Những cây cầu nhỏ ọp ẹp không làm các bé gái này sợ hãi.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Góc học tập nho nhỏ trong "ngôi nhà" trên sông.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Bà Mai chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở

Một ngày của những đứa trẻ hiếu động ở
Ước mơ cháy bỏng của những cư dân "xóm không đất" là được lên bờ định cư, và lũ trẻ được đến trường.

Với người dân ở "xóm không đất”, dù khó khăn thiếu thốn hay cơ cực đến đâu họ cũng có thể chịu được. Nhưng cái mà họ lo nhất là tương lai của lũ trẻ. Nước sông ở khu vực này ngày càng ô nhiễm, tiềm ẩn bao nguy cơ bệnh tật. Rồi mai kia khi lớn lên không biết các em sẽ sinh sống ra sao khi việc học hành dở dang.

Chia sẻ