Một cậu bé tiểu học rơi từ tầng cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn?

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Trong các trường hợp tử vong do tự tử, số nam sinh tiểu học và trung học cơ sở gấp khoảng 1,5 lần số nữ sinh.

"Nếu mọi người đọc được bức thư này, khả năng cao là tôi đã chết". Ai đọc những dòng này cũng ước rằng đây là một trò đùa của một đứa trẻ thiếu hiểu biết, nhưng không may, lần này, Tiểu Hoang (Trung Quốc), vẫn còn là một học sinh tiểu học, đã không phải đùa vui nữa.

Khi gia đình tìm thấy lá thư, cậu bé đã nằm bất động dưới đất trong bộ đồng phục học sinh. Mặt đất rất lạnh, và cơ thể em lại càng lạnh hơn. Trong bức thư, cậu bé ấy viết: "Tôi quá mệt mỏi để sống ... Tôi chỉ mong rằng tôi có thể ngủ yên một lúc...". Chỉ là giấc ngủ này quá dài, và cậu bé đã vĩnh viễn xa cách với thế giới.

Một cậu bé tiểu học rơi từ trên cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi nhức nhối khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn? - Ảnh 1.

Ai đọc những dòng này cũng ước rằng đây là một trò đùa của một đứa trẻ thiếu hiểu biết...

Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác nhận 392 vụ tự tử hoặc cố gắng tự sát, và phát hiện ra rằng có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ:

Tỷ lệ tử vong và cố gắng tự tử của nam sinh cao hơn nữ, đặc biệt trong các trường hợp tử vong do tự tử, số học sinh nam tiểu học và trung học cơ sở gấp khoảng 1,5 lần số nữ sinh. Không chỉ trẻ em trai, tỷ lệ tự tử của nam giới ở Trung Quốc cũng đang tăng cao, nhìn chung là cao hơn nữ. Tình trạng này cũng tương tự trên thế giới.

Một cậu bé tiểu học rơi từ trên cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi nhức nhối khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn? - Ảnh 2.

Không giống như quan niệm truyền thống rằng con trai mạnh mẽ hơn con gái, hầu hết con trai vốn dĩ dễ bị tổn thương hơn con gái. (Ảnh minh họa)

Một trong những nguyên nhân đó là con trai vốn dĩ dễ bị tổn thương hơn. Đối mặt với những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ, con trai dễ suy sụp hơn. Sau khi rơi vào trạng thái tồi tệ, con trai khó phục hồi hơn. Mối quan hệ kém gắn bó với mẹ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ em trai vị thành niên, nhưng ảnh hưởng ít hơn đối với trẻ em gái.

Con trai mạnh mẽ hơn luôn là một mệnh đề sai lầm

Edward Tronick, một học giả nghiên cứu trẻ sơ sinh nổi tiếng tại Đại học Harvard, đã thực hiện một thí nghiệm rất kinh điển: Khuôn mặt tĩnh. 

Trong thí nghiệm, lúc đầu con và mẹ tương tác bình thường. Sau một vài phút, người mẹ nhìn chằm chằm vào đứa bé một cách vô cảm và nghiêm túc, và không phản ứng lại bất kỳ hành vi nào của đứa bé. Trước những thay đổi của mẹ, em bé sẽ tỏ ra hoảng sợ, hụt hẫng và suy sụp.

Nhưng cậu bé sẽ phản ứng nhiều hơn sau khi phát hiện ra rằng mẹ mình không vui. Chúng khóc lóc, tỏ thái độ tức giận, thậm chí vặn mình.

Họ cũng phát hiện ra rằng khi người mẹ rời đi mà không chào tạm biệt và quay lại sau vài phút thì cậu bé và mẹ phải mất nhiều thời gian hơn để hòa giải. Nói cách khác, trẻ em trai mất nhiều thời gian hơn để phục hồi cảm xúc. Vì các bé trai có nồng độ cortisol (hormone căng thẳng) cao hơn trong tình huống này.

Một cậu bé tiểu học rơi từ trên cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi nhức nhối khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn? - Ảnh 3.

Một cậu bé tiểu học rơi từ trên cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi nhức nhối khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn? - Ảnh 4.

Cách nhìn của người mẹ có tác động đến cảm xúc của bé trai.

Nhiều người cho rằng con trai thường thông minh hơn con gái, định kiến giới này là không hợp lý. Trên thực tế, một số nhà khoa học đã quét não của trẻ em và phát hiện ra rằng các bé trai có ít hoạt động chú ý hơn và lưu lượng máu ít hơn trong khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát xung động trong quá trình học tập. Nói trắng ra, con trai thường kém tập trung và mất tập trung khi học.

Hiện tượng này cũng được hỗ trợ bởi dữ liệu cụ thể, chẳng hạn như:

Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý là 7:1.

Khuyết tật học tập, trẻ em trai chiếm 2/3.

Rối loạn hành vi, trẻ trai chiếm 90%.

Không giống như quan niệm truyền thống rằng con trai mạnh mẽ hơn con gái, hầu hết con trai vốn dĩ dễ bị tổn thương hơn con gái, kém giải quyết các vấn đề tình cảm và dễ gặp các vấn đề trong học tập. Tuy nhiên, tất cả điều này đã bị bỏ qua.

Xử lý cảm xúc dành riêng cho con trai

Cuốn sách "Con trai suy nghĩ khác biệt" giới thiệu một số phương pháp dựa trên phương pháp xử lý cảm xúc độc đáo của con trai, trong đó có hai phương pháp rất thực tế.

Đưa cho con một bao cát

Con trai thích thể hiện và trút bỏ cảm xúc của mình qua hành động cơ thể, nhưng bố mẹ cần cho con biết ranh giới ở đâu. Một người cha đặt một bao cát trong phòng của đứa trẻ và nói với đứa trẻ: "Đây là địa điểm của con. Khi con cần xả hơi, con có thể đập bao cát".

Phương pháp này cho trẻ biết rằng chúng có thể trút bỏ cảm xúc khi chúng căng thẳng, nhưng chúng không thể đối xử với người khác bằng cảm xúc ấy khi chúng bước ra khỏi lãnh thổ của chính mình.

Cho con không gian độc lập

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới chậm hơn phụ nữ trong việc xử lý thông tin cảm xúc. Vì vậy, nếu cha mẹ sốt sắng hỏi con cảm giác như thế nào thì có thể trẻ sẽ không nói được. Buộc con nói, đứa trẻ sẽ chỉ cảm thấy bị xúc phạm.

Một cậu bé tiểu học rơi từ trên cao xuống đất sau khi để lại thư tuyệt mệnh, và câu hỏi nhức nhối khiến nhiều phụ huynh giật mình: Tại sao tỷ lệ tự tử ở nam sinh luôn cao hơn? - Ảnh 5.

Tốt hơn là để đứa trẻ trốn trong phòng ngủ trước và tự "tiêu hóa" cảm xúc đó. Khi tỉnh táo trở lại và cảm thấy an toàn, con sẽ có một cuộc trò chuyện vui vẻ. Hãy để trẻ biết rằng có ai đó luôn chờ đợi và chú ý đến mình, điều này tốt hơn nhiều so với việc răn dạy dài dòng.

Hãy thay đổi cách tương tác với con trai. Hãy cho phép con trai của bạn khóc khi chúng buồn, thay vì nói: "Con trai mà khóc lóc cái gì"; hãy an ủi khi chúng bị thương, thay vì bắt chúng nghe câu nói: "Con là con trai, không sao đâu".

"Khi còn bé, chúng ta nghĩ rằng khi lớn lên sẽ không còn dễ bị tổn thương, nhưng lớn lên là một quá trình chấp nhận sự tổn thương". Chấp nhận tổn thương là chấp nhận con người thật của mình. Hãy cho phép con trai dễ bị tổn thương để con có thể trở nên thực sự mạnh mẽ.

Chia sẻ