Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy

My Anh,
Chia sẻ

Rebecca Zeller là một bà mẹ Mỹ sống ở Oslo, Nauy cùng chồng và 3 con nhỏ, là một bà mẹ có trải nghiệm sinh con và nuôi con ở 3 đất nước khác nhau, Rebecca đã chia sẻ những điều khiến chị bất ngờ nhất khi làm mẹ ở Nauy.

Rebecca sinh ra và lớn lên ở Cincinnati (Mỹ). Cô gặp chồng mình là Martin người Nauy trong thời gian cả hai cùng du học tại Pháp. Sau khi tốt nghiệp, họ chuyển về sống ở Oslo trong một năm, Rebecca chia sẻ về quãng thời gian là vợ chồng son của mình: “Đó là một hành trình khám phá tuyệt vời đất nước Nauy của tôi với mùa đông hoàn hảo, những buổi trượt tuyết xuyên đất nước và những kì nghỉ kéo dài, tôi đã cố gắng để sống như một người Nauy thực thụ. Chúng tôi chưa có con và đó là điều tuyệt vời nhất!”

Sau đó, cả gia đình di chuyển đến Seoul, Hàn Quốc và Rebecca đã sinh con trai đầu lòng là bé Jonas, 6 tuổi tại đây; rồi họ lại chuyển đến miền Bắc Virginia (Mỹ) và sinh con gái thứ 2 Selma, 3 tuổi. Cuối cùng, họ lại trở về Nauy vào tháng 3, 2012 và chào đón đứa con thứ 3 của mình tại Oslo. 


Là một bà mẹ trải nghiệm việc sinh con và nuôi con ở 3 đất nước khác nhau, Rebecca thực sự ấn tượng với những trải nghiệm làm mẹ của mình ở Oslo. “Trở lại Nauy với đứa con thứ 3, những điều tuyệt vời tôi đã có khi chưa có con bỗng dưng tan biến, tất cả chỉ là sự lạnh lẽo và bóng tối”, Rebbeca hóm hỉnh nói. 

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 1
Các con của Rebecca trong một chuyến dã ngoại.

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 2
Ngôi nhà của gia đình Rebbeca ở Oslo, Nauy.

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 3
Hai con nhỏ của Rebbeca trước một cửa hàng tạp hóa đậm chất địa phương.

Tuy nhiên, tôi cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống ở đây là quá ổn khi mà bạn được chính phủ hỗ trợ gần như hoàn toàn khi có con. Các bà mẹ sẽ nhận được tiền hỗ trợ nuôi con khoảng 350 đô la một tháng, các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản đều miễn phí, thậm chí bạn còn không phải lo lắng gì về khoản tiền học đại học của con. Nhưng, một cảm giác rất khó nói vẫn thường đeo đẳng Rebbeca khi cô làm mẹ ở Nauy, đó là cảm giác “chỉ có duy nhất một cách đúng đắn” để làm một điều gì đó. 

Nếu như ở Mỹ, có rất nhiều phong cách làm cha mẹ khác nhau thì ở đây, chỉ có một phong cách duy nhất, tất cả lũ trẻ đều đi ngủ vào lúc 7h, tất cả cùng cho con học ở một hệ thống trường mầm non, tất cả đều đi bốt, tất cả đều có bữa trưa giống nhau. Sự nhàm chán đó chính là phong cách làm cha mẹ của các bố mẹ Nauy. 

Thời gian mang bầu: Phần lớn các bà mẹ ở Nauy không có khái niệm đi bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ của mình, họ chỉ cần một bà đỡ mát tay là đủ. Điều này khác biệt khá nhiều so với các bà mẹ ở Mỹ, họ thường đi gặp bác sĩ sản khoa ngay khi nghĩ rằng mình đã có bầu. Khi tôi gọi điện cho một bà đỡ ở đây, bà ấy nói tôi không phải đến gặp bà cho đến khi thai nhi được 15 tuần tuổi. 

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 4
Khám thai kiểu Nauy truyền thống.

Suốt thai kỳ, tôi chỉ có duy nhất 1 lần siêu âm. Khi còn ở Hàn Quốc, cứ 2 tuần một lần, các bà mẹ lại siêu âm 3D. Còn ở Nauy, bà đỡ của tôi kiểm tra thai nhi bằng một chiếc ống nghe gỗ dài áp chặt vào bụng của tôi. Việc khám thai quá sức đơn giản đó đã khiến tôi luôn có cảm giác bối rối suốt thai kì của mình.

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 5
Dụng cụ khám thai của các bà đỡ ở Nauy là một chiếc ống gỗ dài giống như một chiếc kèn như thế này.

Đi sinh: Tôi đăng ký dịch vụ sinh không dùng thuốc tại một bệnh viện, bởi vì nếu bạn đăng ký dịch vụ sinh thông thường, rất có khả năng bạn có thể sẽ bị chuyển đến một bệnh viện khác lạ hoắc nếu bệnh viện bạn đăng ký đã kín chỗ vào ngày bạn sinh. Khi họ nói là không dùng thuốc, chắc chắn là như vậy, không có ngoại lệ nào cả. Bạn thậm chí sẽ không được tiêm kháng sinh nếu bạn dương tính với GBS – một loại liên cầu khuẩn gây ra nhiễm trùng có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 6
Bà mẹ 3 con Rebecca Zeller hiện là một nhiếp ảnh gia tự do.

Các bà bầu ở Mỹ đều biết đến GBS và đều làm xét nghiệm phát hiện GBS, nếu phát hiện dương tính, họ sẽ được phát thuốc kháng sinh để dùng trong lúc đẻ để không lây sang em bé và khiến em bé bị ốm. Còn ở Nauy, thậm chí chẳng ai nói với bạn về điều này. Khi tôi hỏi y tá của bệnh viện về GBS, cô ấy chỉ nói “Chúng tôi không lo lắng về điều đó”. Ban đầu, tôi cảm thấy điều này thật kinh khủng, cho đến khi chồng tôi nói rằng, họ có thể tính toán và kiểm soát được rủi ro nên tôi không cần phải lo lắng quá như vậy.

Trường học: Tất cả các con của tôi đều học ở Barnehage (tên gọi chung của các vườn trẻ, trường mẫu giáo ở Nauy). Phần lớn trẻ em ở đây bắt đầu đến Barnehage khi chúng 1 tuổi – thời điểm mà chính phủ khuyến khích các bà mẹ bắt đầu đi làm trở lại. Phụ huynh phải trả 300 đô la một tháng và thời gian ở Barnehage hàng ngày của lũ trẻ là từ 8h sáng đến 5 giờ chiều. 

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 7

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 8
Các con của Rebbeca đang chơi ở Barnehage.

Hoạt động chính ở Barnehage của lũ trẻ chủ yếu diễn ra ngoài trời với các trò chơi vận động và khám phá thiên nhiên. Ở một vài Barnehage, lũ trẻ chỉ có thể vào trong nhà nếu trời lạnh dưới 14 độ C. Bữa ăn ở trường thậm chí cũng diễn ra ngoài trời và lũ trẻ sẽ đeo găng tay khi ăn! Khi tôi tỏ ra lo lắng cậu con trai của tôi sẽ bị lạnh, bố chồng tôi nói rằng: “Sức khỏe thằng bé sẽ tốt hơn nếu nó bị đóng băng ở các đầu ngón tay.” – Đó chính là “tinh thần Nauy" – những khó khăn, khắc nghiệt luôn tốt hơn cho cuộc sống của bạn.

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 9

Trên các sân chơi: Vì tất cả mọi người đều đi làm nên gần như chẳng có sân chơi công cộng nào ở đây. Khi tôi mới chuyển về Oslo và các con còn chưa đi học, mẹ con tôi đã cô đơn vật lộn với nhau cả ngày trong nhà suốt 5 tháng trời bởi chẳng có chỗ nào để chúng tôi đi chơi cả. Điều đó khác hẳn ở Mỹ với vô số các hoạt động dành cho trẻ con, bảo tàng trẻ em, các sân chơi và các lớp học dành riêng cho lũ trẻ. Ở Nauy, tất cả trẻ con đều ở trong Barnehage và tất cả các bố mẹ đều đi làm.

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 10

Chế độ thai sản: Các bà mẹ ở Nauy có thể nghỉ thai sản 10 tháng với 100% lương hoặc nghỉ 12 tháng với 80% lương, sau đó thì phần lớn các bà mẹ đều đi làm trở lại. Oslo là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới, chỉ xếp sau Tokyo và Moscow – vì thế, phụ nữ không thể ở nhà lâu hơn. Ngoài ra, “ở nhà” và không làm việc không phải là văn hóa của người Nauy. Nếu bạn không làm việc, bạn chẳng là gì cả!

Thức ăn: Nauy không có một nền văn hóa ẩm thực thực sự giống như Ý hay Pháp. Đồ ăn ở đây rất “thực dụng” và có rất ít sự lựa chọn. Bữa trưa, trẻ em thường ăn bánh mỳ với phô mai caramel sữa dê hoặc phô mai Thụy Sỹ. Chồng tôi gần như ngày nào cũng ăn như vậy. Thêm nữa, dường như người Nauy nào cũng thích ăn hotdog. Họ ăn hotdog bất cứ lúc nào họ có cơ hội. 

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 11

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 12

Món hotdog được phục vụ ở khắp nơi từ sân ga, trong cửa hàng nội thất Ikea, trong tiệc sinh nhật của mọi đứa trẻ; họ nướng hotdog ngoài trời vào mùa hè và luộc nó trong bếp vào mùa đông. Người Nauy ăn hotdog vào bất kể thời gian nào trong ngày, cho dù đó có là lúc 6 giờ sáng ở sân bay đi chăng nữa.

Dù đã từng sinh hai đứa con, nhưng những trải nghiệm với đứa con thứ 3 ở Nauy đôi lúc đã khiến tôi cảm thấy thực sự bối rối và lúng túng nếu không muốn nói là hoảng sợ và cô độc, nhưng rồi, tất cả cũng trôi qua một cách êm ái, đúng như cảm giác yên bình mà tôi cảm nhận được về cuộc sống ở đây – cảm giác yên bình đến mức nhàm chán. Dù sao thì đó là cảm giác của tôi - một bà mẹ, còn với các con của tôi thì không chắc, vì thực sự chúng cũng đã có những kỉ niệm tuổi thơ tuyệt vời ở đây.

Cùng ngắm những khoảnh khắc tuyệt đẹp của các con Rebbeca qua ống kính của mẹ:

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 13

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 14

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 15

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 16

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 17

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 18

Chuyện cả thai kỳ siêu âm một lần và sắp đẻ còn bị chuyển viện của mẹ Nauy 19

Chúng tôi sẽ khởi đăng loạt bài về những trải nghiệm làm cha mẹ ở khắp nơi trên thế giới qua lăng kính của những bà mẹ đến từ các đất nước khác nhau. Những thông tin mới mẻ, có phần lạ lẫm và đầy thú vị qua những chia sẻ gần gũi và chân thật sẽ giúp các bà mẹ có một cái nhìn thực tế hơn về việc làm cha mẹ ở các nước trên thế giới. 

Nếu bạn cũng là một mẹ Việt đang sống ở nước ngoài và có những trải nghiệm làm mẹ của riêng mình, hãy chia sẻ với chúng tôi qua email mevabe@afamily.vn để cùng viết thêm những câu chuyện ý nghĩa về việc làm cha mẹ. Chân thành cảm ơn sự ủng hộ và chia sẻ của các bố mẹ!

Chia sẻ