Mẹ trẻ review chi tiết quy trình làm thụ tinh nhân tạo IVF hết 140 triệu đồng, gồm các bước gì mà tốn kém tới vậy?
Cả quá trình làm IVF của người mẹ này đã tốn đến 140 triệu đồng.
Chi phí cho một chu kì IVF hết khoảng bao nhiêu?
Người mẹ trẻ trong clip dưới đây may mắn khi chuyển phôi và thành công ngay ở lần đầu tiên. Được biết chị Nhung làm IVF thai đơn tại bệnh viện 16A Hà Đông do bác sĩ Luân phụ trách. Cụ thể các bước tiến hành được ghi lại trong clip dưới đây.
Review thụ tinh ống nghiệm
- Khám tổng quát cả 2 vợ chồng 6 triệu.
- Chu kỳ kích trứng khoảng 10 ngày, tiền thuốc rơi vào 43 triệu.
- Làm thủ thuật chọc hút noãn và tạo phôi, hết khoảng 26 triệu.
- Sàng lọc 3 phôi hết 39 triệu.
- Chi phí trữ đông cho 3 phôi: 12 triệu/ năm.
- Nghỉ ngơi và canh niêm mạc ở chu kỳ kế tiếp, uống thuốc trong khoảng 10-11 ngày hết 3 triệu.
- Rã đông và chuyển phôi hết 9,9 triệu. Keo dính phôi 2 triệu, hỗ trợ thoát màng 2 triệu
- Chi phí xét nghiệm Covid mỗi lần lên viện.
Tổng kết 1 chu kỳ IVF hết khoảng 140 triệu.
Theo chia sẻ của chị Nhung, chi phí của từng bệnh viện cũng như từng sản phụ sẽ không giống nhau. Các mẹ nên tìm hiểu, đi khám và được bác sĩ tư vấn các cách tốt nhất để kết quả được thành công. Bên cạnh đó, quá trình này đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng, đặc biệt là tổn thất về kinh tế không ít nên các mẹ cần chuẩn bị trước tiền bạc cũng như tâm lý khi quyết định làm IVF.
Dưới phần bình luận, nhiều mẹ đã, đang và sẽ làm IVF đều cảm thấy đồng cảm và chúc mừng chị Nhung vì quá may mắn khi thành công ngay ở lần đầu tiên. Nhiều mẹ chia sẻ họ thất bại không ít lần nhưng con vẫn chưa tới, tuy nhiên ai cũng mong muốn được một lần trở thành mẹ nên các chị em hiếm muộn vẫn chưa một lần từ bỏ.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là để cho trứng của người vợ được thụ tinh với tinh trùng của người chồng trong ống nghiệm, có nghĩa quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể người phụ nữ. Sau đó khi phôi đã hình thành và phát triển sẽ được đưa vào buồng tử cung của người vợ để phôi thai làm tổ và phát triển bình thường.
Thụ tinh ống nghiệm là một phương pháp thường được lựa chọn để điều trị tình trạng hiếm muộn. Tỷ lệ thành công của phương pháp này phụ thuộc vào tuổi của cặp vợ chồng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn.