BÀI GỐC Phía sau bản thỏa thuận tiền hôn nhân cay đắng của vợ chồng tôi

Phía sau bản thỏa thuận tiền hôn nhân cay đắng của vợ chồng tôi

Trước khi làm đám cưới, tôi đã viết một bản thỏa thuận tiền hôn nhân đẫm nước mắt và cầu xin anh ký.

15 Chia sẻ

Mẹ chồng tôi giấu 100 cây vàng dưới gốc cây hơn 30 năm

M.V,
Chia sẻ

Khi vợ chồng tôi đào lên mới giật mình, kiểm đi kiểm lại phát hiện túi vàng của mẹ chồng lên tới 100 cây. Trong đó có cả loại nhẫn vàng 1 chỉ ngày xưa và cả cây vàng miếng.

Tôi về làm dâu đến nay được 6 năm. Gia đình chồng tôi nghèo, mẹ chồng thì luôn đau ốm. Lúc đầu tôi cũng tự hỏi, sao tôi lại dại dột chấp nhận về làm dâu một nhà như thế này? Bởi thực tế, nhà chồng tôi khá nhỏ, lại đã cũ kỹ. Trời mưa lớn là nhà dột nhiều chỗ khiến mọi người phải lục đục, mất ngủ suốt đêm. 

Trong nhà chỉ có chồng tôi là con trai, em chồng đã đi lấy chồng sau khi tôi về làm dâu được một năm. Chồng tôi đi làm suốt ngày, chỉ buổi tối về ngủ. Tôi làm thủ quỹ cho một hội gần nhà vì thế mà thông thường chỉ có tôi và mẹ chồng ở nhà. 

Tôi nghe chồng kể ngày trước mẹ chồng tôi cũng từng có cửa hàng bán gạo, làm ăn rất khá. Về sau bố chồng tôi mất, một mình bà không đảm đương được nên nghỉ bán, chuyển sang làm may vá ở nhà. Sau rồi sức yếu nên mẹ chồng tôi nghỉ hẳn. Chỉ ở nhà làm vài việc lặt vặt, chăn con gà với trồng ít rau cỏ.

Mẹ chồng tôi hay đau ốm, thuốc thang lúc nào cũng sực nức trong góc phòng. Bà nhất quyết không chịu uống thuốc Tây vì sợ tốn tiền. Nhiều lần tôi nói chồng cho mẹ đi khám xem bệnh trạng như thế nào để chữa một lần cho dứt nhưng mẹ chồng tôi không chịu. Bà nói bà bị bệnh mãn tính, cứ trái nắng trở trời là đau. Chỉ cần uống vài ấm thuốc nam là khỏi. Thuốc này cũng là mẹ chồng tôi khi khỏe đi tìm, rồi rửa sạch phơi khô để khi đau lại lấy ra dùng. 

Thành thử, 6 năm qua, tôi chứng kiến cảnh mẹ chồng làm việc đó như một chu trình. Cứ khỏe thì đi tìm thuốc, đau ốm thì tự nấu để uống, khi nào mệt quá mới nhờ đến tôi. 

Còn chồng tôi và tôi thì hùng hục lao vào kiếm tiền để sửa sang nhà cửa. Chồng tôi nhận cả sửa máy tính tại nhà để tranh thủ làm thêm buổi tối. Tôi thì ngoài việc làm thủ quỹ, còn nhận dịch tài liệu cho các cơ quan đoàn thể. Lương chính của tôi chẳng được bao nhiêu, nhưng khoản thêm nếm cũng được kha khá. 

Hai vợ chồng tích cóp hơn 2 năm mới xây lại được cái phòng tắm. Sau đó lại mất thêm 2 năm nữa mới sửa lại được toàn bộ mái nhà. Còn việc xây lại căn nhà mới thì vẫn khá xa tầm tay với của chúng tôi. Bởi sau kết hôn 2 năm, tôi có bầu. Chúng tôi dự tính kế hoạch hóa đến khi làm nhà cửa xong thì sinh, nhưng bị lỡ. Vì thế mà chỉ dám sửa mái nhà, để dành tiền lo cho con cái. 

mẹ chồng
Mẹ chồng tôi đau ốm quanh năm nhưng luôn tự chăm sóc mình (Ảnh minh họa)

Rồi tôi sinh một bé trai, cuộc sống cũng có chút dễ thở hơn. Mẹ chồng tôi dù không bế cháu được nhiều nhưng lại rất khéo trong việc dỗ dành và cho cháu ăn. Vì thế mà tôi được nhàn hạ. Cháu cũng rất quấn bà, có khi còn hơn cả với mẹ. Từ khi cai sữa, con trai tôi nằng nặc đòi ngủ với bà. 

Thế nhưng khi con tôi lên 4 tuổi thì mẹ chồng tôi ốm nặng không dậy nổi. Chồng tôi phải lừa đưa bà đi bệnh viện, khám mới biết bệnh của mẹ tôi không chữa được nữa. Trong những ngày cuối đời của mẹ chồng tôi, con trai tôi là người buồn nhất. Con luôn hỏi sao bà không dậy chơi với nó? Sao cả ngày bà cứ nằm trên giường? Rồi khi biết bà ốm, con thường ngồi bên chơi với bà, trò chuyện, rót nước cho bà. Mẹ chồng tôi thương cháu, cứ vuốt ve cầm tay con mà rơi nước mắt.

Trước khi qua đời 2 ngày, mẹ chồng tôi gọi vợ chồng tôi lại dặn dò. Bà nói, bà có một ít vàng, chôn cạnh viên đá ở dưới gốc cây thị ngay sau nhà. Đây là số tài sản bà tiết kiệm suốt 30 năm qua, từ khi chồng tôi chào đời. Mấy lần mẹ chồng tôi định đưa cho chúng tôi sửa sang nhà cửa, nhưng bà sợ vợ chồng tôi sẽ ỷ lại, không chịu phấn đấu nữa. Vì thế bà quyết định giữ cho cháu trai của bà. 

mẹ chồng
Mẹ chồng tôi rất khéo trong việc dỗ dành và cho cháu ăn (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng tôi dặn đi dặn lại rằng, số vàng này vợ chồng tôi hãy đào lên, cất trong ngân hàng chờ tới khi con trai tôi được 20 tuổi để cho nó đi du học, học hành thành tài. Lúc đó vì thương mẹ và cũng cảm động trước tình cảm của bà nên vợ chồng tôi vâng vâng dạ dạ, hứa sẽ làm theo lời bà nói. 

Khi vợ chồng tôi đào lên mới giật mình, kiểm đi kiểm lại phát hiện túi vàng của bà lên tới 100 cây. Trong đó có cả loại nhẫn vàng 1 chỉ ngày xưa và cả cây vàng miếng. Chồng tôi mang số vàng đi bán lẻ, mất một ngày mới bán hết. Sau đó anh gửi hết tiền vào ngân hàng và mang sổ về cho mẹ chồng tôi xem. Mẹ chồng tôi mắt đã kém, nhưng nhìn thấy quyển sổ tiết kiệm, bà cũng yên lòng.

Mẹ chồng tôi mất được một thời gian, hai vợ chồng tôi mới bàn tính lại chuyện tài sản. Chồng tôi tính giờ nhà cửa đang chẳng đâu ra đâu, con còn nhỏ, 16 năm nữa mới đủ 20 tuổi, thôi thì số tiền đó cứ rút ra, sửa sang lại nhà cho đàng hoàng hơn với để anh ít vốn anh mở cửa hàng. Lãi thì anh trả dần vào tài khoản của con, chỉ vài năm là đủ cả gốc lẫn lãi. 

Nhưng tôi cho rằng, không thể làm như vậy được. Một phần vì lời hứa với mẹ chồng, một phần vì thú thật tôi cũng muốn giữ cho con trai. Tôi sợ phá số tiền này ra, một khi chồng tôi kinh doanh không sinh lãi, lúc đó chúng tôi biết ăn nói sao với người đã khuất, và lấy gì để sau này lo cho tương lai của con.

Thế là hai vợ chồng tôi bất đồng quan điểm. Chồng tôi thuyết phục tôi rất nhiều, đôi khi tôi cũng thấy có lý nhưng vẫn sợ sệt rủi ro. Tôi có nên nghe lời để chồng tôi thử một lần hay vẫn khăng khăng giữ cho con?

Chia sẻ