Mẹ cần chuẩn bị những điều này trước khi quyết định nhổ răng cho bé

Saga,
Chia sẻ

Với mỗi đứa trẻ, những lần nhổ răng là những trải nghiệm với nhiều cảm xúc lẫn lộn, điển hình rõ nhất là lo lắng và sợ hãi.

Những trải nghiệm nhổ răng của trẻ chủ yếu là khi thay răng sữa để chuyển sang mọc răng vĩnh viễn. Với nhiều trẻ em, nhổ răng là việc vô cùng đáng sợ vì nó đồng nghĩa với việc dứt bỏ một phần cơ thể và liên quan đến chảy máu. Chính bởi vậy mà nhiều trẻ không hợp tác với cha mẹ và bác sĩ khi phải nhổ răng. Phản ứng của chúng thường là la hét, khóc lóc, giẫy giụa... Điều này không những gây ra áp lực cho cả cha mẹ trẻ mà còn có thể khiến trẻ bị tổn thương trong quá trình nhổ răng do bác sĩ khó thao tác, ảnh hưởng đến các răng mọc vĩnh viễn sau này hoặc răng bên cạnh.

Cho dù con có sợ đến đâu thì cha mẹ cũng cần đưa con đến gặp nha sĩ để khám và nhổ răng chứ không nên tự nhổ cho con bằng chỉ. Việc làm này dễ gây chảy máu nướu răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên làm công tác chuẩn bị tốt nhất để "công cuộc" nhổ răng của con được diễn ra thuận lợi.

- Giải thích cho con hiểu về cơ chế thay răng

Với trẻ, nhổ răng là việc cực kì to lớn và không phải đứa nào cũng dũng cảm khi thực hiện điều đó. Một số trẻ, đó giống như một hình phạt nào đó và cho rằng chỉ mình mới bị, chính vì thế chúng không muốn. Một số đứa trẻ khác có thể đã từng thấy hoặc nghe anh chị, bạn bè kể lại về việc nhổ răng với những trải nghiệm không mấy dễ chịu và chúng không muốn mình cũng bị như vậy.


Lúc này, cha mẹ cần giải thích để con hiểu rằng, cơ chế thay răng là cần thiết đối với bất kì đứa trẻ nào, răng sữa chỉ có nhiệm vụ giữ chỗ để cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Đến một độ tuổi nhất định (chuẩn bị vào lớp 1), các răng sữa này phải rụng đi để chuẩn bị cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa không rụng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu, làm cho răng vĩnh viễn mọc bị lệch hoặc tổn thương hàm...

Hoặc, trong trường hợp răng sữa bị sâu, hỏng gây đau thì cần phải được nhổ bỏ để không lây sang các răng bên cạnh, khiến cho hỏng cả hàm răng, trẻ sẽ đau đớn nhiều hơn...

Ở độ tuổi thay răng sữa, trẻ cũng đã nhận thức được vấn đề tốt hơn, vì vậy, chúng sẽ hiểu khi được cha mẹ giải thích cặn kẽ, cụ thể. Ngày nay, có rất nhiều cuốn sách, video về chủ đề này với hình minh họa rõ ràng, ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ. Cha mẹ có thể cho con xem để hiểu những gì đang xảy ra với răng của mình và tầm quan trọng của việc nhổ răng ra sao.

- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Cảm nhận chung của hầu hết trẻ nhỏ là nhổ bỏ bất kì thứ gì trên cơ thể mình đều đau, kể cả răng, bởi vậy mà chúng rất sợ. Việc của cha mẹ là phải làm sao để con dũng cảm đối mặt và vượt qua nỗi sợ đó.


Khi cho con xem sách truyện, hình ảnh liên quan đến răng miệng, cha mẹ có thể cho con xem hình ảnh các bạn khác đã dũng cảm nhổ răng như thế nào, kèm theo lời trấn an "các bạn không hề thấy đau". Cha mẹ cũng có thể kể cho con nghe những câu chuyện ví von kiểu những anh hùng tí hon đã chiến thắng những chiếc răng sâu như thế nào. Với trẻ em, nếu được coi là người hùng thì trẻ sẽ có thêm động lực để làm việc gì đó, và có thể trẻ sẽ sẵn sàng hơn khi nhổ răng.

Khi đưa trẻ đến cơ sở nha khoa, cha mẹ cũng nên tránh để trẻ phải chờ đợi quá lâu hay phải nghe tiếng khóc của các bé khác vì như vậy bé sẽ mất tinh thần và lo sợ. Cha mẹ cũng nên tránh để trẻ nhìn thấy kim tiêm hoặc các vật dụng nhổ răng khác vì có thể trẻ sẽ bị ám ảnh.

- Chuẩn bị thuốc để kịp thời xử lý những rắc rối có thể gặp phải sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, trẻ có thể cảm thấy đau và nhức ở nướu. Để kịp thời làm giảm những khó chịu này cho con, có thể chuẩn bị trước miếng gạc sạch và sau đó nếu cần thiết thì làm lạnh và chườm vào khu vực răng vừa được nhổ.

Cha mẹ cũng nên lường trước rằng, sau khi nhổ răng, trẻ có thể cảm thấy đau và nhức ở nướu. Do chưa quen ngay với vùng nướu bị trống nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên đưa lưỡi hoặc tay vào đó khiến cho nướu dễ bị sưng, nhiễm trùng.


Vì vậy, ngay khi khi quyết định cho con nhổ răng, cha mẹ cần phải tham khảo tư vấn của bác sĩ để chuẩn bị một vài loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, hạ sốt... Trong trường hợp hợp trẻ đau quá thì cho uống thuốc giảm đau. Nếu vùng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến sốt thì cần có biện pháp hạ sốt ngay để tránh nhiễm trùng nặng dẫn đến những hậu quả trầm trọng hơn, ví dụ như nhiễm trùng máu.

Khi bị sốt cộng với đau nhức do nhổ răng, nhiều trẻ sẽ không chịu uống thuốc. Nếu không uống thuốc, tình trạng nhiễm trùng có thể trầm trọng hơn, trẻ càng sốt cao hơn và cực kì nguy hiểm. Những lúc như thế này, cha mẹ không nên mất bình tĩnh mà cần chuẩn bị loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ nhỏ, vừa dễ uống, vừa hiệu quả, ví dụ như thuốc hạ sốt haphacol dành cho trẻ em.

Ngoài ra, lưu số điện thoại để gọi cấp cứu nếu cần thiết, dặn dò con phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng, cho con đi khám răng thường xuyên... cũng là việc cần thiết mà cha mẹ nào cũng cần phải nhớ. Đó là vì sự an toàn và khỏe mạnh của con yêu của mình.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chia sẻ