Mẹ bỉm đã từng quyết định không đẻ thêm vì sợ con sẽ lại bị viêm da cơ địa giống bé đầu: ''Khổ mẹ khổ con khóc hết nước mắt''

San San,
Chia sẻ

Vì quá thương xót cậu con trai mà chị H. quyết định không sinh thêm bé thứ 2.

Có lẽ chỉ những bà mẹ nào có con nhỏ bị viêm da cơ địa từ lúc sinh ra mới thấu hiểu được tình cảnh của người mẹ trẻ này. Chị H. (27 tuổi, sống tại Hà Nội) có con trai biệt danh là Voi (hơn 2 tuổi). Từ lúc chào đời tới giờ, đã không biết bao nhiêu lần bà mẹ trẻ ngồi khóc. Chị thương con bị ngứa tới nỗi không có nổi một giấc ngủ ngon nào cả. 

Chị H. tâm sự Voi bị chẩn đoán viêm da cơ địa từ lúc được vài tuần tuổi. Người con nổi đỏ, mẩn ngứa. Bé khó chịu chỉ biết khóc mà thôi. Sau đó, cứ mỗi lần tái phát, cậu bé lại ngứa ngáy, khó chịu. Con lớn một chút thì biết dùng tay gãi, có lần chị H. phải dùng găng tay cho con dù đang trong mùa hè nóng bức. Thế nhưng, chỉ cần bỏ ra một chút là cậu bé lại cào khắp mặt mũi chân tay. 

Biết đây là căn bệnh không thể khỏi hẳn và sẽ bị tái phát nên chị H. càng thương con. Chị loay hoay đi tìm mọi nơi từ loại thuốc bôi này đến loại thuốc khác để mong có thuốc đáp ứng tốt và phù hợp với Voi. Những ngày chăm con của bà mẹ trẻ rơi vào tình trạng lo lắng, thấp thỏm, lúc nào cũng lo con bị khó chịu hay cào cấu sứt mặt. 

fdf - Ảnh 2.

Đấy cũng là nguyên nhân khiến chị H. quyết định không sinh con nữa, bởi chị sợ tình trạng này sẽ lại xảy ra với bé kế tiếp. Như thế thì lại khổ mẹ, khổ con mà chẳng biết đến bao giờ mới khỏi. 

''Voi nhà mình đã được 2 tuổi rồi. Vì chưa đến lớp được mà mình lại không đi làm nên thời gian chủ yếu chỉ chăm con và làm mẹ toàn thời gian. Thế nên mọi người cứ giục đẻ nữa đi, đang rảnh rồi nuôi một thể. Nhưng phải thú thực là mình sợ con sẽ lại bị viêm da như anh trai, khổ sở lắm. Cả mẹ cả con cứ ngồi ôm nhau mà khóc vậy. Làm mẹ rồi mới biết chỉ cần con khoẻ mạnh là mình hạnh phúc rồi. 

Nhưng may mắn, đợt gần đây đi khám bác sĩ nói rằng dù không khỏi hẳn nhưng giờ đã có nhiều loại dược mỹ phẩm có thể cải thiện được phần nào giúp con thoải mái hơn.'', chị H. tâm sự. 

Mẹ bỉm đã từng quyết định không đẻ thêm vì sợ con sẽ lại bị viêm da cơ địa giống bé đầu: ''Khổ mẹ khổ con khóc hết nước mắt'' - Ảnh 2.

Ngay từ bé sơ sinh con trai chị H. đã bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ là bệnh gì?

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ còn có tên gọi khác là eczema hay chàm thể tạng. Đây là bệnh lý về da thường gặp, khởi phát lúc nhỏ và có thể ổn định khi lớn hơn, tuy nhiên, nhiều trẻ bị bệnh đến khi trưởng thành. Trẻ bị viêm da cơ địa có các triệu chứng điển hình như vùng da trên mặt, đầu, tay, chân hoặc cả cơ thể thường khô, đỏ, gây ngứa, khiến trẻ hay gãi, bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh hay tái phát, đặc biệt là vào thời tiết giao mùa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ chủ yếu là do di truyền và dị ứng. Nếu gia đình có người bị bệnh viêm da cơ địa thì trẻ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Hoặc nếu trẻ mắc phải bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng thì tỷ lệ bị viêm da cơ địa cũng cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng khiến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ khởi phát và nặng lên, như: dị ứng thức ăn (trứng, sữa, hải sản, lúa mì, đậu, ...); thời tiết hanh khô; môi trường nhiều khói bụi, hóa chất ô nhiễm, lông vật nuôi; chất liệu từ áo quần như vải len, nỉ, dạ, ...

fdf - Ảnh 1.

Điều trị và chăm sóc viêm da cơ địa ở trẻ

- Tăng cường độ ẩm và giữ ẩm cho da bằng thuốc dưỡng ẩm. Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều dùng để hạn chế bệnh tái phát.

- Khi trẻ bị viêm da cơ địa sẽ hay gãi do da bị viêm và gây ngứa. Lúc này cần giúp trẻ kiểm soát tình trạng gãi để tránh bệnh trở nặng và gây nhiễm trùng. Có thể giúp trẻ giảm ngứa bằng cách băng ướt, đắp gạc ẩm ở những vùng da bị tổn thương. Hạn chế không cho trẻ gãi. Giữ gìn vệ sinh tay của trẻ sạch sẽ. 

- Chăm sóc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ cần lưu ý không tắm nước quá nóng cho trẻ vì khiến da bị khô, gây ngứa nhiều hơn. Thay vào đó, nên tắm bằng nước ấm và sữa tắm dưỡng ẩm. Chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng cho da trẻ như vải cotton. 

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh lông vật nuôi, khói bụi, và hóa chất kích ứng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu da bị nhiễm trùng cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời. 

Chia sẻ