Bụng bầu nứt toác đến mức chảy cả máu, vừa nhìn thấy em bé chào đời cả ê-kíp đỡ đẻ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân

Lưu Thoa,
Chia sẻ

Bà mẹ mang bụng bầu căng như quả bóng sắp nổ, rạn chằng chịt đến mức chảy cả máu, bác sĩ cứ ngỡ cô mang thai đôi nhưng đến khi em bé chào đời thì tất cả đều phải bất ngờ.

Khi đã lựa chọn việc mang thai, sinh nở thì người phụ nữ cũng đã chuẩn bị tinh thần cho rất nhiều vất vả phía trước, sẵn sàng chấp nhận những thay đổi khiến cơ thể xấu xí đi, và thậm chí cả những đau đớn tột cùng.

Nhìn vào hình ảnh bụng bầu rạn đến chảy cả máu, sưng tấy, các mẹ vẫn phải cắn răng chịu đựng để chào đón con yêu của mình ra đời khiến nhiều người cảm thấy xót xa, như câu chuyện về người mẹ Amber Cumberland, 21 tuổi, sinh sống ở Aston, Oxfordshire, Anh. Amber lần đầu mang thai và vừa hạ sinh một bé gái nặng 5.9kg.

Amber mang bụng bầu to khổng lồ, to đến mức bác sĩ nghi ngờ chính khả năng chẩn đoán của mình, băn khoăn không biết có khi nào người mẹ mang thai đôi hay không, mỗi ngày chiếc bụng bầu của người mẹ trẻ thêm to lớn, những vết rạn xuất hiện chằng chịt, lan rộng khắp, thậm chí sưng tấy và rướm máu.

Quá ngày dự sinh 2 tuần, mất đến 24 tiếng chuyển dạ, các bác sĩ phải thực hiện mổ cấp cứu, đến ngày 16/4 mới đây, Amber chính thức hạ sinh bé gái và đến cả bác sĩ cũng phải bất ngờ khi chào đón em bé nặng tới 5.9kg, là đứa trẻ sơ sinh lập kỷ lục lớn thứ 2 ở Anh.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 1.

Người mẹ trẻ với chiếc bụng bầu rạn chằng chịt.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 2.

Người mẹ trẻ tâm sự: "Các bác sĩ còn nói phải chăng đó là một cặp song sinh vì bụng bầu quá lớn, dù qua siêu âm họ chỉ nhìn thấy một bào thai, họ hoài nghi và nói nhiều đến nỗi tôi bắt đầu tin rằng có thêm 1 đứa con nữa nhưng nó hiếu động đến mức đang ẩn náu ở chỗ nào đó mà máy siêu âm không thể soi tới. Ở những tháng cuối thai kỳ, nhìn tôi vô cùng khổng lồ".

Em bé Emilia trong bụng mẹ Amber bắt đầu phát triển kích cỡ vượt bậc trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba, đạt đến kích thước trung bình của một em bé 36 tuần khi siêu âm ở tuần thứ 32.

Scott Joy, bố của em bé "khổng lồ" chia sẻ hào hứng: "Toàn bộ quần áo sơ sinh chúng tôi chuẩn bị cho bé con đều không vừa, may là chúng tôi đã mua trước ít quần áo dành cho bé từ 0-3 tháng, còn các y sĩ đã phải nhốn nháo đi tìm những chiếc bỉm size to cho con bé".

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 3.

Emilia là em bé sơ sinh lớn thứ 2 ở Anh.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 4.

Vừa chào đời, y tá, bác sĩ đã thi nhau chụp ảnh cùng bé.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 5.

Cậu bé nặng đến 5.89kg.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 6.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 7.

Mẹ bầu rạn da đến mức chảy cả máu, đến khi em bé chào đời bác sĩ kịp hiểu ngay ra nguyên nhân vì sao - Ảnh 8.

Amber chào đời khi mẹ đã quá ngày dự sinh 2 tuần.

Để sinh ra được em bé đáng yêu như Emilia, mẹ Amber đã phải chịu đựng những cơn đau từ các vết rạn sưng tấy vì mang bầu quá to. Amber chia sẻ: "Bầu to đến mức khiến da tôi nứt, rạn chằng chịt, làn da mỏng đi và bị kéo căng ra đến nỗi chảy máu nếu tôi đứng dậy quá nhanh. Tôi cũng phải chịu những cơn đau thần kinh tọa khủng khiếp, cơn đau do các dây thần kinh bị nén ở hông và chân vì sức ép từ bào thai, tôi thậm chí không thể lăn trên giường nếu không có chồng giúp".

Theo thống kê đến 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.

Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.

Những ai đã làm mẹ đều như thấy mình trong hình ảnh này, những vết rạn da tồn tại như minh chứng cho sự hi sinh cao cả từ những người mẹ dành cho đứa con của mình.

Mặc dù cân nặng khi sinh của Emilia rất ấn tượng, nhưng cô bé không phải bé sơ sinh nặng cân nhất nước Anh.

Em bé nặng nhất từng được sinh ra ở Anh là Guy Carr nặng 7,03kg, đến từ Barrow-in-Furness, Cumbria, chào đời bằng phương pháp sinh mổ vào năm 1992.

George Joseph King, sinh ngày 11 tháng 2 năm 2013, được cho là em bé lớn nhất nước Anh chào đời bằng phương pháp sinh thường. Cậu bé nặng tới 7,02kg, sinh ra tại Bệnh viện Hoàng gia Gloucester.

Chia sẻ