Mấy ai yêu Tết được như Giám đốc, nghệ nhân Đoàn Thu Thủy: Nhỏ đã thích Tết, nay 50 tuổi vẫn không đổi thay!

Min,
Chia sẻ

Tôi có những ký ức tuổi thơ rất đẹp về Tết. Khi đó, nhà nghèo nhưng má tôi vẫn làm mứt, kho thịt, sắm đồ mới cho mấy chị em. Tết là thời gian quây quần ăn bữa cơm đủ đầy thịt thà dù nghèo khó, là thời gian sum họp con cháu trong gia đình.

Như một đạo lý muôn đời của người Việt, cứ hễ Tết đến xuân về là ai ai cũng nô nức rộn rã trong lòng. Mọi người đều tất bật lo hoàn tất công việc của năm cũ, chuẩn bị chào năm mới sang. Ấy thế, đâu đó trong những hội nhóm kín trên mạng xã hội thời gian này, cộng đồng chị em lại mang những đề tài như "yêu/ghét Tết" hay "ăn Tết nhà nội, đón Tết nhà ngoại" ra bàn tán xôn xao không phút nào ngơi nghỉ. Những đề tài này không hẳn mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ bởi việc nó khiến không ít chị em đau đầu, buồn bã trong lòng là hoàn toàn có thật.

Mấy ai yêu Tết được như Giám đốc, nghệ nhân Đoàn Thu Thủy:  Nhỏ đã thích Tết, nay 50 tuổi vẫn không đổi thay! - Ảnh 1.

Với cương vị là một người phụ nữ, là mẹ của hai con, đồng thời cũng có cha mẹ già, mới đây nữ Giám đốc, Nghệ nhân ẩm thực Đoàn Thu Thủy - người vốn có rất nhiều quan điểm sâu sắc bao lần gây bão MXH, đã có những chia sẻ thật lòng mình về những vấn đề xoay quanh câu chuyện Tết muôn thuở của chị em.

Mấy ai yêu Tết được như Giám đốc, nghệ nhân Đoàn Thu Thủy:  Nhỏ đã thích Tết, nay 50 tuổi vẫn không đổi thay! - Ảnh 2.

Chị ghét Tết hay thích Tết?

Từ nhỏ tôi đã thích Tết, đến bây giờ gần năm chục tuổi đầu vẫn thích Tết. Tôi thích cái không khí lăng xăng chuẩn bị Tết, mua sắm, làm mứt, làm dưa, gói bánh... không khí đó vui và rộn rã lắm. Mỗi năm, người ta trông tới Tết để được họp mặt sum vầy với gia đình. Với tôi, Tết là những ngày đẹp nhất trong năm. Dù tôi là chủ doanh nghiệp, Tết là phải lo lắng chuẩn bị đủ thứ từ lương thưởng đến kế hoạch hoạt động kinh doanh nhưng đó cũng là việc bình thường phải chuẩn bị từ trước.

Còn việc bày biện, chuẩn bị ăn Tết là niềm vui thì sao phải ghét Tết.

51080323_1104506693064068_444638933154791424_n
51080323_1104506693064068_444638933154791424_n
49778657_1090225077825563_3835603655881392128_n
49778657_1090225077825563_3835603655881392128_n

Chị nghĩ sao về việc chị em phụ nữ cứ dịp này lại mang đề tài "yêu/ghét Tết" và "ăn Tết nhà nội hay đón Tết nhà ngoại" ra bàn tán xôn xao?

Chuyện bàn tán đề tài nào đó là chuyện thường của chị em phụ nữ. Yêu hay ghét cũng là cảm nhận của mỗi người. Tết đôi khi là nỗi ám ảnh của ai đó khi thấy cực nhọc vì phải chuẩn bị quá nhiều thứ, dọn dẹp cả ngày. Tết lại là niềm vui của những người thích vào bếp, thích bày biện, thích không khí Tết. Yêu hay ghét cũng tùy tâm trạng. Chuyện về nội hay về ngoại ăn Tết cũng là chuyện nhức đầu của nhiều gia đình. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà sắp xếp. Nội ngoại ở gần thì chạy qua chạy lại, nội ngoại ở xa thì chia ra mỗi năm về một bên là vui vẻ cả.

Mấy ai yêu Tết được như Giám đốc, nghệ nhân Đoàn Thu Thủy:  Nhỏ đã thích Tết, nay 50 tuổi vẫn không đổi thay! - Ảnh 4.

Còn Tết của chị thì như thế nào?

Tôi có những ký ức tuổi thơ rất đẹp về Tết. Khi đó, nhà nghèo nhưng má tôi vẫn làm mứt, kho thịt, sắm đồ mới cho mấy chị em. Tết là thời gian quây quần ăn bữa cơm đủ đầy thịt thà dù nghèo khó, là thời gian sum họp con cháu trong gia đình. Tôi nghĩ giữ Tết là giữ lễ nghĩa, giữ những giá trị văn hoá trong gia đình Việt.

Mấy ai yêu Tết được như Giám đốc, nghệ nhân Đoàn Thu Thủy:  Nhỏ đã thích Tết, nay 50 tuổi vẫn không đổi thay! - Ảnh 5.

Tôi thấy ngày nay nhiều người không còn ăn Tết nữa mà chuyển sang chơi Tết. Tết được nghỉ dài ngày thì người ta đi du xuân ngoạn cảnh. Đi chơi thì không cần phải chuẩn bị mâm cỗ, dọn dẹp cực nhọc. Riêng tôi, còn cha mẹ già nên 3 ngày Tết tôi ở nhà cúng kiếng, ăn cơm với ông bà. Quanh năm đã đi làm suốt ngày ít có bữa cơm chung thì thời gian này là thời gian quý giá nhất ở cạnh mẹ cha.

50340820_1093859570795447_4582037283657482240_n
50340820_1093859570795447_4582037283657482240_n
39129981_998577246990347_1864915426018852864_n
39129981_998577246990347_1864915426018852864_n

Muốn con cháu sau này giữ được truyền thống, giữ được gốc gác thì càng phải giữ cái Tết cổ truyền, càng phải giữ những sợi dây gắn kết các mối quan hệ trong gia đình. Tôi nghĩ mỗi cái Tết đi qua, mỗi năm đi qua, cha mẹ mỗi già, chúng ta cũng thêm tuổi, thời gian ở cạnh nhau để đón Tết cũng không còn nhiều nên cùng nhau đón cái Tết đoàn viên.

Cảm ơn chị vì những chia sẻ này!


Chia sẻ