Mất việc trước Tết: Người đàn ông ngày ngày ra đường lang thang vì không dám nói với vợ

PHƯƠNG THÙY,
Chia sẻ

Người đàn ông 46 tuổi này hiện chỉ mong sớm đến ngày nghỉ lễ vì đó là lý do “chính đáng” để ở nhà.

Theo SCMP, một người đàn ông Hồng Kông, Trung Quốc, thất nghiệp bị sa thải vào cuối năm ngoái. Thời điểm năm hết Tết đến, ông sợ phải nói với vợ và gia đình về hoàn cảnh của mình nên đã đi lang thang ngoài đường suốt mấy tháng qua, chỉ để giả vờ mình vẫn đang đi làm. 

Tình trạng khó khăn của người đàn ông 46 tuổi giấu tên đã gợi nhớ đến nhân vật chính trong bộ phim Tokyo Sonata, một sản phẩm của nền điện ảnh Nhật Bản ra mắt năm 2008, phản ánh cuộc sống của những người dân thường bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.

Mất việc trước Tết: Nỗi lo canh cánh không dám nói ra

Sau khi tìm kiếm tất cả các trang web việc làm ở thành phố, tuyệt vọng ứng tuyển “gần như tất cả” các công việc tương tự như công việc cũ của mình, anh vẫn không nhận được hồi âm nào, theo Office Daily.

“Tôi thậm chí còn nghĩ điện thoại của mình bị trục trặc gì đó vì không có lấy cuộc gọi hay tin nhắn nào,” người đàn ông than vãn trên mạng xã hội vào ngày 5 tháng 1.

Ban đầu, ông chỉ định giả vờ được nghỉ phép khoảng ba tuần. Sau đó, vì vẫn không thể tìm được việc làm thực sự, ông chỉ có thể không ngừng “đi đi về về” mỗi ngày ngoài đường.

“Tôi không dám nói với vợ hay các con,” ông nói.

Mất việc trước Tết: Người đàn ông ngày ngày ra đường lang thang vì không dám nói với vợ - Ảnh 1.

Người đàn ông thất nghiệp mong chờ những ngày nghỉ lễ vì nó giúp anh ta có thể ở nhà một cách chính đáng. Ảnh: Shutterstock

Ông cho biết, trong dịp Tết sắp tới ông sẽ tiếp tục giữ vỏ bọc của mình, mua quần áo mới, lì xì cho các con như thường lệ.

Mặc dù vẫn còn một số tiền tiết kiệm, người đàn ông trung niên vẫn thấy lo sợ rằng, mình sẽ không thể tiếp tục duy trì tình trạng này thêm được nữa. Không có thu nhập trong khoảng thời gian dài đang trở thành một gánh nặng lớn. 

Hoàn cảnh của người đàn ông đã khiến nhiều người trên mạng đồng cảm.

“Tôi hy vọng ông ấy sẽ sớm tìm được một công việc tốt. Cố lên!" - một người để lại bình luận

Một người khác đưa ra lời khuyên: “Sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn sau Tết Nguyên đán. Trong thời điểm hiện giờ, ông ấy có thể kiếm một công việc bán thời gian tạm thời để giảm bớt áp lực tài chính. Thu nhập thấp hơn là tốt hơn so với không có thu nhập nào cả. Chưa kể, rất nhiều công việc thời vụ đợt Tết đang ‘hốt bạc’!”

Mất việc trước Tết: Người đàn ông ngày ngày ra đường lang thang vì không dám nói với vợ - Ảnh 2.

Thị trường việc làm của Trung Quốc đang được cải thiện sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Felix Wong

Một người khác thì khuyên rằng, dù lựa chọn thế nào, ông ấy cũng nên thành thật với gia đình: “Nói thẳng với gia đình sẽ giúp ông ấy giảm bớt áp lực. Họ cũng có thể đưa ra những góp ý đúng đắn, giúp ông ấy lựa chọn tốt hơn.”

Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, sau Tết hứa hẹn nhiều dấu hiệu khởi sắc thêm

Kết thúc của một cái gì đó đồng nghĩa với một cơ hội để có được những khởi đầu mới. Cuộc sống là không thể đoán trước và bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Công việc cũng như vậy.

Theo ghi nhận của SCMP, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của Hồng Kông, Trung Quốc, đã ở mức 3,7%. Đây là dấu hiệu tích cực sau 7 tháng tỷ lệ này giảm liên tục. 

Vào tháng 5 năm ngoái, tỷ lệ đạt mức cao nhất trong cả năm là 5,4%. Đó chính là quãng thời gian đỉnh điểm của làn sóng Covid-19 thứ năm tại thành phố, theo số liệu thống kê của Cục Tổng điều tra và Thống kê quốc gia này.

Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) trước đó lưu ý rằng những người mới tốt nghiệp thường đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong tháng 6 và tháng 7 hằng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian qua đã tăng ổn định từ tháng 10. 

Mất việc trước Tết: Người đàn ông ngày ngày ra đường lang thang vì không dám nói với vợ - Ảnh 3.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 đạt mức kỷ lục kể từ khi số liệu hằng tháng được công bố từ năm 2018. Việc bổ sung thêm hàng triệu sinh viên ra trường vào một thị trường lao động vốn chen chúc làm tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

Tại Hồng Kông, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,7% là con số thấp nhất kể từ mức 3,4% được ghi nhận từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020 - khoảng thời gian bắt đầu đại dịch Covid-19.

Khi nền kinh tế Hồng Kông phục hồi trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt của Covid, một sự cải thiện lớn trong thị trường việc làm dự kiến sẽ diễn ra, Simon Lee Siu-po, một nhà kinh tế là thành viên danh dự tại Viện Kinh doanh Châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Trung Quốc, cho biết.

*Theo SCMP

Chia sẻ