Mất thính lực, không nghe rõ, nữ kiến trúc sư Đài Loan không ngờ nguyên nhân lại do chính đặc thù công việc mình đang làm

Tú Uyên,
Chia sẻ

Bác sĩ Điền Huy Tích chẩn đoán cô Mẫn bị mất thính lực thần kinh giác quan, cô Mẫn phải đeo máy trợ thính để cải thiện thính giác.

Cô Mẫn (55 tuổi) là kiến trúc sư đến từ Đài Bắc, do tính chất công việc nên cô thường phải  giám sát tại công trình có tiếng ồn rất lớn.

Những năm qua, khi trao đổi công việc với đồng nghiệp hoặc trò chuyện với người xung quanh, cô Mẫn thường yêu cầu người đối diện nhắc lại lần nữa, thậm chí nhiều lần bởi cô không nghe rõ và thường hiểu sai ý của người nói. Thậm chí có người gọi nhưng cô không phản ứng vì không nghe thấy. Cô Mẫn cũng thường vặn âm thanh lớn khi nghe nhạc nên luôn bị hàng xóm chỉ trích.

Nhận thấy thính lực của mình ngày càng có vấn đề, cô Mẫn đến khám tại bệnh viện Asia University Hospital. Chủ nhiệm khoa tai mũi họng là bác sĩ Điền Huy Tích đã tiếp nhận trường hợp của cô.

Bác sĩ Điền Huy Tích chẩn đoán cô Mẫn bị mất thính lực thần kinh giác quan, cô Mẫn phải đeo máy trợ thính để cải thiện thính giác.

Mất thính lực, không nghe rõ, nữ kiến trúc sư Đài Loan không ngờ nguyên nhân lại do chính đặc thù công việc mình đang làm - Ảnh 1.

Bác sĩ Điền Huy Tích cho biết: "Người bình thường từ 40 – 50 tuổi là thời điểm các tế bào lông tai bắt đầu teo nhỏ, thính lực suy giảm, nếu thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá lớn thì thính lực càng suy giảm nhanh, không nghe được âm thanh có tần số cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống".

Bác sĩ Điền Huy Tích giải thích: "Nguyên nhân gây ra mất thính lực đa phần là do di truyền, bệnh tật, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc quá trình lão hóa. Ngoài việc chịu tác động về phương diện sinh lý như khó tiếp nhận ngôn ngữ, khả năng tập trung giảm, khả năng giữ thăng bằng và thể lực ảnh hưởng, phương diện tâm lý cũng chịu tác động không nhỏ là người mất thính lực bị ảnh hưởng về nhận thức, sự tự tin, tương tác xã hội, thậm chí có nghiên cứu chỉ ra người mất thính lực có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer".

Mất thính lực thần kinh giác quan là hội chứng không thể đảo ngược, bệnh nhân không thể dựa vào việc uống thuốc hoặc phẫu thuật để hồi phục, chỉ có cách là đeo máy trợ thính từ 6 – 8 tiếng/ngày để cải thiện thính lực và có thể nghe được âm thanh nhỏ như tiếng côn trùng hoặc tiếng chim hót.

Bác sĩ Điền Huy Tích cảnh báo: "Quan sát thói quen sống sẽ giúp mọi người nhận ra những dấu hiệu bất thường, nếu hoài nghi chính mình bị suy giảm thính lực thì bạn cần đến kiểm tra tại khoa tai mũi họng, sau khi bác sĩ tiến hành đánh giá và có kết quả kiểm tra sẽ quyết định liệu có nên cho bệnh nhân đeo máy trợ thính".

Mất thính lực là bệnh gì?

Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe thấy âm thanh một phần hoặc hoàn toàn ở một hoặc cả hai bên tai.

Lão hóa và tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn là những yếu tố chính góp phần gây mất thính lực. Các yếu tố khác, chẳng hạn như ráy tai quá nhiều, có thể tạm thời làm tai dẫn truyền âm thanh kém.

Thính lực không thể phục hồi trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia để cải thiện thính lực.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất thính lực

- Không nghe được tiếng và các âm thanh.

- Gặp khó khăn trong việc hiểu từ ngữ, đặc biệt là khi có tiếng ồn xung quanh hoặc ở trong đám đông.

- Khó nghe các phụ âm.

- Thường xuyên yêu cầu người khác nói chậm, rõ ràng và lớn tiếng hơn.

- Cần phải tăng âm lượng khi xem truyền hình hoặc nghe đài phát thanh.

- Không thể tham gia vào hội thoại.

- Cảm thấy một số âm thanh dường như quá lớn.

- Khó khăn khi theo suốt cuộc trò chuyện có hai hoặc nhiều người đang nói chuyện với nhau.

- Khó nói âm cao độ như "s" hoặc "th".

- Cảm thấy nghe tiếng của đàn ông dễ hơn của phụ nữ.

- Nghe những âm thanh như tiếng lầm bầm, líu nhíu.

- Cảm giác bị mất thăng bằng hoặc chóng mặt.

- Cảm thấy có áp lực trong tai (ở chất lỏng phía sau màng nhĩ).

- Có âm thanh vo vo hay ù tai.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

- Những vấn đề ở tai ảnh hưởng cuộc sống.

- Bệnh không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn.

- Một tai nghe tệ hơn tai kia.

- Mất thính lực đột ngột, nặng hoặc ù tai.

- Các triệu chứng khác như đau tai đi kèm các vấn đề về âm thanh.

- Đau đầu, suy nhược hoặc bị tê bất cứ nơi nào trên cơ thể.

- Nếu bạn bị mất thính giác đột ngột, đặc biệt là ở một bên tai, hãy tìm gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguồn: Cnews

Chia sẻ