Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2

Phùng Dần,
Chia sẻ

Một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha cho thấy: Mật độ virus lớn chính là yếu tố quyết định nguy cơ làm gia tăng tốc độ và hiệu quả lây truyền SARS-CoV-2.

Sử dụng dữ liệu từ các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 và những người tiếp xúc với họ, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng mật độ virus là yếu tố chính xác định liệu những người tiếp xúc có phát triển thành bệnh nhân SARS-CoV-2 hay không. Khi xác định được một bệnh nhân có mang lượng virus với mật độ cao, cần thực hiện các biện pháp theo dõi tiếp xúc và cách ly tuyệt đối.

Mật độ virus tăng trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát triển COVID-19 với tỉ lệ cao hay thấp và thời gian ủ bệnh.

Phân tích dữ liệu thu thập được trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với các trường hợp COVID-19 từ 18 tuổi trở lên, không phải nhập viện. Các nhà khoa học phát hiện thấy: Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) tại thời điểm ban đầu cho thấy, một số bệnh nhân đã trải qua các triệu chứng nhẹ trong 5 ngày trước khi chính thức xác định bị nhiễm SARS-CoV-2. Trong khi đó, một nhóm khác tiếp xúc với các trường hợp F1, F2, F3... thì lại không có bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào trong vòng 7 ngày.

Mật độ virus - yếu tố quyết định tốc độ lây lan SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

Tốc độ lây truyền COVID-19 cao ở những người có nồng độ virus lớn.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được 314 bệnh nhân COVID-19, trong đó 282 người (tương đương 90%) có ít nhất một lần tiếp xúc gần trong số 753 lần tiếp xúc với nguồn bệnh. Qua đó, mật độ virus chính là yếu tố hàng đầu xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ tấn công thứ cấp (tỷ lệ tiếp xúc với kết quả dương tính với PCR) trong thời gian nghiên cứu là 17% (tương đương với 125 lần trong số 753 lần tiếp xúc). Phân tích đa biến cho thấy với mỗi lần lượng virus tăng lên mức ­­ 1 × 10¹⁰ cop/ml, tỷ lệ lây truyền tăng khoảng 30%.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng virus cao trong số những người tiếp xúc không có triệu chứng có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ phát bệnh. Nguy cơ phát bệnh tăng từ 40% (với người có mang lượng virus thấp hơn 1 × 10⁷cop/ml) lên hơn 66% (với người có mang lượng virus là 1 × 10¹⁰cop/ml hoặc cao hơn). Không phân biệt giới tính, tuổi tác, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh hô hấp và nguy cơ hoặc thời gian phát triển bệnh.

Lượng virus cũng có liên quan đáng kể tới thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ở người có lượng virus thấp hơn 1 × 10⁷ cop/ml là 7 ngày, trong khi đó ở những người có lượng virus cao là 5 ngày.

Phát hiện trên được đánh giá là hữu ích trong việc sàng lọc các trường hợp nên được coi là nguồn lây truyền bệnh tiềm năng, bất kể biểu hiện của họ và hỗ trợ đánh giá lượng virus ở những bệnh nhân có nhiều người tiếp xúc gần. Điều này cũng cho thấy nguy cơ và thời gian ủ bệnh nên được chẩn đoán dựa trên lượng virus ban đầu ở người bệnh.

(Newsmedical tháng 2/2021)

Chia sẻ