Mất bao lâu để từ viêm chuyển thành ung thư: Nếu thấy 4 chỗ này bị viêm, tốt nhất không nên trì hoãn việc đi khám
Bạn cần đặc biệt chú ý tới 4 chỗ này khi thấy xuất hiện tình trạng viêm, tốt nhất nên được điều trị sớm thay vì trì hoãn.
Một số người khi phát hiện cơ thể mình bị viêm, nhưng vẫn chủ quan nghĩ không sao, đến lúc bệnh tình chuyển biến nặng mới chịu đến bệnh viện thì đã quá muộn. Việc điều trị kịp thời rất quan trọng trong việc chữa dứt điểm hoàn toàn căn bệnh, vì trong một số trường hợp phát hiện muộn, bệnh đã chuyển sang ung thư giai đoạn giữa và cuối, khả năng điều trị dứt điểm sẽ không cao.
Mối quan hệ giữa viêm và ung thư là gì?
Không phải tất cả tình trạng viêm đều có liên quan tới ung thư, nhưng một phần nhỏ các tế bào bị bệnh có liên quan đến ung thư. Trong trường hợp nếu tình trạng viêm của cơ quan nào đó kéo dài quá lâu, khả năng bị ung thư sẽ rất cao, chẳng hạn như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm gan, viêm cổ tử cung.
Khi cơ thể bị viêm, hệ thống miễn dịch sẽ đào thải virus, vi khuẩn làm hoại tử nhiều tế bào, biểu hiện thường thấy là trên bề mặt da xuất hiện sưng và đau. Theo thời gian, việc chậm trễ điều trị có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng, gây ung thư.
Viêm các cơ quan nội tạng hoặc viêm mãn tính trong cơ thể, nếu không được điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Mặc dù hệ miễn dịch của người lớn tương đối mạnh, có thể tự sửa chữa các tế bào bị tổn thương, nhưng nếu để bị viêm quá nặng và trong thời gian dài, nó sẽ gây đột biến gen trong tế bào, đây là cơ hội để các tế bào ung thư xuất hiện.
Mất bao lâu để chuyển từ giai đoạn viêm thành ung thư? Trong trường hợp bình thường, thời gian phát triển từ viêm thành ung thư về cơ bản sẽ mất trung bình từ 10 đến 20 năm. Nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài, kèm theo việc trầm cảm, căng thẳng nặng thì thời gian sẽ bị rút ngắn lại. Vậy nên khi thấy các dấu hiệu viêm không thuyên giảm, cần phải đến bệnh viện kiểm tra.
Ví dụ khi bạn bị đau dạ dày, một số loại thuốc chống viêm và giảm đau có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm, nhưng khi dừng thuốc thì tình trạng sẽ tiếp tục tái diễn. Lúc này, bạn nên cân nhắc và cẩn trọng với tình trạng bị viêm của mình.
4 vị trí này nếu bị viêm cần kịp thời chữa trị để phòng tránh ung thư
1. Cổ tử cung
Tử cung là cơ quan quan trọng của phụ nữ, đây là vị trí phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố như kinh nguyệt hàng tháng, cơn đau khi mang thai và sinh nở. Nó cũng là cơ quan dễ bị nhiễm trùng nhất của cơ thể phụ nữ. Nếu tình trạng viêm xảy ra mà không được điều trị dứt điểm kịp thời, bệnh ung thư có thể sẽ xuất hiện trong vòng từ 3 đến 5 năm.
Trong cuộc sống, có không ít phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung, nhưng nếu không được cắt bỏ và điều trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung cao.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn có liên quan mật thiết tới nhiễm virus HPV. Vì vậy, phụ nữ cần chú ý trong việc sinh hoạt hàng ngày, như thay quần lót thường xuyên, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế ăn đồ cay để tránh làm bệnh tình nặng thêm.
2. Ngực
Trong tăng sản tuyến vú được chia làm 2 loại: thông thường và không điển hình. Tùy theo tình trạng tổn thương và viêm nhiễm mà có mức độ phát triển thành ung thư khác nhau.
Đối với tăng sản tuyến vú thông thường, nếu nhận thấy có sự tăng sinh về tế bào nhưng bình thường về hình dạng và cấu trúc thì nguy cơ ung thư vú sẽ gấp 2 lần so với không tăng sinh tuyến vú.
Đối với tăng sản tuyến vú không điển hình, nó là một tình trạng tổn thương lành tính, ít gặp, chiếm khoảng 5% các trường hợp được phát hiện. Tuy nhiên, tình trạng này lại có nguy cơ ung thư vú gấp 3 đến 5 lần. Một nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ bị tăng sản tuyến vú không điển hình sẽ có 29% nguy cơ phát triển thành ung thư vú trong vòng 25 năm.
3. Dạ dày
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể, nếu ăn uống không đúng cách, đặc biệt thích ăn cay sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và dễ dàng gây ra các bệnh về dạ dày.
Phần lớn các bệnh dạ dày đều có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn thường gây ra ung thư dạ dày nhiều nhất, trường hợp nặng còn có thể dẫn đến biến chứng tiểu đường hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, cách tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm dạ dày nặng thêm.
4. Phổi
Thông thường, các nốt phổi xuất hiện do thói quen hút thuốc lá là chính. Phần lớn các nốt phổi ở bệnh nhân đều lành tính, chỉ có số ít mới cần phẫu thuật. Khi kiểm tra các nốt phổi, nếu thấy nó có hình dạng bất thường hoặc tăng sản u tuyến, 30% các nốt phổi có kích thước lớn thì nguy cơ phát triển thành ung thư khá cao.
Nguồn: QQ, 163