Lý giải "mốt" bỏ học của các thiên tài công nghệ

Theo Trí Thức Trẻ,
Chia sẻ

Thói quen ưu tiên vấn đề theo thứ tự quan trọng là nguyên do cho xu hướng bỏ học của những anh tài trong làng công nghệ thế giới.

Lý giải

Đại học là quãng thời gian bùng nổ những ý tưởng. Có thể túi tiền có hạn, nhưng ý tưởng đột phá thì không bao giờ cạn kiệt. Nhưng ý tưởng tuyệt vời chỉ là một vế của phương trình, vế còn lại, quan trọng hơn là hành động. Những thiên tài luôn có dũng cảm để đi theo tầm nhìn đầy nhiệt huyết của mình. Và để đạt được phần thưởng lớn, đôi khi họ đành từ bỏ một số cơ hội để ưu tiên cho việc thật sự quan trọng.

Xu hướng bỏ học để lập nghiệp không có gì mới nhưng động cơ thúc đẩy và hoàn cảnh xã hội để đưa ra quyết định trên của mỗi người là khác nhau. Đặc biệt, với những con người nổi tiếng trong làng công nghệ, họ không dựa vào hình mẫu của người thành công trước đó làm cơ sở cho việc quyết định.

Việc bỏ học vào thời sinh viên, chẳng qua là sự lựa chọn giữa các cơ hội. Tấm bằng tốt nghiệp đại học mang ý nghĩa quan trọng nhưng thực tế bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để thay đổi thế giới.

Sau đây, chúng tôi sẽ nói về hoàn cảnh, thời điểm và lý do cho các quyết định bỏ học của những tỷ phú công nghệ giàu có bậc nhất.

Steve Jobs

Cố lãnh đạo Apple là Steve Jobs nổi tiếng với tính cách mạnh và lối tư duy khác biệt. Điều đó, thể hiện qua việc Jobs không tuân theo các quy tắc, ứng xử thông thường mà trường đại học Reed (nơi ông theo học thời sinh viên) áp đặt. Nhưng lý do thật sự cho quyết định bỏ học của ông lại đến từ vấn đề tài chính.

Steve Jobs đã nói về điều này trong một bài diễn văn nổi tiếng tại trường đại học Stanford: “Tất cả những đồng tiền tiết kiệm của cha mẹ tôi - những người thuộc tầng lớp lao động bình dân, đều được dồn để chi trả học phí ở trường đại học…Và tại đây, tôi chỉ biết phung phí những đồng tiền mà cha mẹ tôi dành dụm cả đời mới có được. Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tin rằng mọi thứ sẽ tốt cả thôi".

Thật sự, Jobs không muốn bỏ học, ông chỉ muốn thoát khỏi việc trả học phí và nghỉ học những môn mà ông không hề cảm thấy hứng thú. Khác với Bill Gates, Zuckerberg hay Dell, Jobs không có khái niệm hay dự định cho tương lai sau khi bỏ học. Vì thế, Steve Jobs luôn là hình mẫu của sự hấp dẫn và bồng bột, giao thoa giữa trí tuệ sắc sảo và biểu hiện ưa thích của ông “Vĩ đại điên rồ.”

Bill Gates

Havard là trường đại học danh tiếng nhất thế giới, là ước mơ của nhiều sinh viên trên toàn thế giới. Ngay cả, thiên tài đầu tư Warren Buffett cũng buồn phiền khi bị từ chối bởi Havard cho thấy mức độ danh giá của ngôi trường này. Tuy nhiên, tỷ phú giàu có bậc nhất thế giới là Bill Gates đã quyết định bỏ học.

Có lẽ, trường hợp bỏ học của Gates rất khác so với Steve Jobs. Ông bỏ học vì muốn chuyên tâm vào công ty của chính mình sáng lập. Điều đặc biệt là Gates rời trường Havard khi hoàn thành vào năm ba đại học, và đủ tín chỉ tốt nghiệp. Đặc điểm của một thiên tài là sự tập trung tuyệt đối vào một việc duy nhất, và vì thế nên có thể Gates quá bận với công việc viết phần mềm và không dành đủ thời gian cho việc học. Nói cách khác, Bill Gates bỏ học vì chỉ có một cơ hội thay đổi thế giới và nó buộc ông phải nắm bắt.

Mark Zuckerberg

Không giống với Bill Gates, Mark Zuckerberg rời Harvard vào năm thứ 2 vì vậy chưa thể đủ tín chỉ để tốt nghiệp. Ngay khi nhận thấy mức độ tiềm năng của ý tưởng kinh doanh, Zuckerberg đã không hề đắn đo việc bỏ học tại ngôi trường danh giá nhất thế giới và tập trung vào tầm nhìn sáng tạo của chính mình.

Nhiều người sẽ cho rằng thành công từ một ý tưởng xuất phát trong phòng ký túc xá giống như một câu chuyện cổ tích thần kỳ. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Zuckerberg thì không có phép màu nào cả. Chính sự cần cù ham học hỏi cùng với tính cách kỳ dị thường thấy ở những thiên tài đã giúp anh thành công. Việc bỏ hoc chỉ là điều cần phải làm khi cơ hội đến, mà thời gian thì có hạn.

Michael Dell

Năm đầu tiên tại đại học Texas, Dell vừa học vừa làm thêm bằng nghề nâng cấp máy tính cho các doanh nhân và chuyên gia. Vì không tập trung học hành, số điểm của Dell không ổn định và cha mẹ ông phải đến trường để kiểm tra tình hình.

Người cha đã buộc Dell đứng giữa lựa chọn giữa việc cải thiện điểm học, từ bỏ công việc kinh doanh máy tính và ngược lại. Cuối cùng Dell chọn máy tính. Thành công ban đầu của công ty đến từ việc bán hàng trực tiếp, loại bỏ lớp trung gian, liên lạc mật thiết với khách hàng và từ đó có thể bán sán phẩm chất lượng cao với giá rẻ.

Ban đầu Dell thường làm việc tại nhà, sau đó lượng cầu của khách hàng tăng lên, Dell chuyển công ty ra cơ sở rộng hơn. Khi việc kinh doanh vững vàng, Dell biết mình không có thời gian cho trường học và ông quyết định bỏ học ở trường Texas. Thật tế, Dell cũng “sợ” việc nghỉ học, nhưng rủi ro được cân bằng khi ông có thể nghỉ một học kỳ mà không bị phạt và ông có thể quay lại giảng đường. Cuối cùng, cũng những lý do trên của Gates và Zuckerberg, không có sự thỏa hiệp cho hoàn cảnh đặc biệt này, Dell phải bỏ học để có thời gian hơn cho công ty của mình.
Chia sẻ