Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này

Old Fashioned,
Chia sẻ

Dưới đây chính là 4 kiểu sếp điển hình dễ khiến nhân viên bỏ qua cả lương thưởng và danh tiếng công ty để “dứt áo ra đi”.

Lương cao ở một công ty hay tập đoàn danh tiếng chính là bệ đáp đầy ao ước mà rất nhiều dân công sở “thèm khát” có được. Tuy nhiên, phải ở trong chăn mới biết chăn có rận, rất nhiều cá nhân tài giỏi trưng qua biết không ít môi trường làm việc “lắm hoa nhiều mộng” kiểu thế đều khẳng định rằng: lương thưởng tốt, đãi ngộ tốt, công ty tiếng tăm lắm đôi khi không quan trọng bằng việc có một người sếp chưa đủ tốt.

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 1.

Đơn cử như Tuyết Mai - một cô nàng làm marketing ở Sài Gòn có kinh nghiêm “sương sương” 8 năm trong nghề và đã đi qua 5 công ty lừng lẫy. “Lăn lộn” là thế, đáng tiếc nhiều người đánh giá hành động của nhảy việc liên tù tì của cô là không trung thành. Nhưng sự thật ra sao phải lắng tai nghe cô kể mới biết được.

Công ty đầu tiên cô quyết định nghỉ vì sếp thấy cô có năng lực nên giao hết việc nặng cho cô. Sang đến công ty thứ 2, với mức lương nghìn đô cô vẫn chọn “dứt áo” với lý do sếp không cho cô cơ hội phát triển nghề nghiệp, gò ép rập khuôn khiến cô chán nản. Công ty thứ 3 thì là vì sếp không công nhận công sức lao động của cô. Tương tự, lần thứ 4 rồi thứ 5, Tuyết Mai không thể trụ lại vẫn là do sếp!

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 2.

Thật vậy, lý do nghỉ việc thì có rất nhiều, dân công sở chúng ta điều hiểu cơ mà, tuy nhiên trong số đó, đáng tiếc nhất khi lý do đấy nằm ở cấp trên, ở chính vị sếp mà mình từng hứa sẽ “vào sinh ra tử” khi mới chân ướt chân ráo bước vào công ty. Dưới đây chính là vài kiểu sếp điển hình dễ khiến nhân viên bỏ qua cả lương, cả danh tiếng công ty để “dứt áo ra đi”.

1. Sếp “trọng dụng bóc lột”

Được sếp trọng dụng ai mà không thích, ấy thế khi sự trọng dụng này quá đà mà không suy xét từ các yếu tố khác, sếp nhanh chóng trở thành “kẻ bóc lột sức lao động” ai ai cũng muốn rời xa. 

Tin tưởng rồi trọng dụng, nhiều người sếp cứ thế đẩy bao việc lên đầu nhân viên “yêu quý” của mình, từ việc nhỏ đến việc to kèm theo câu nói “anh tin em đấy, đừng làm anh thất vọng”. Thế rồi người nhân viên ấy làm ngày làm đêm, stress, căng thẳng, áp lực bủa vây cho tới một ngày trời chẳng mấy đẹp, anh/cô ta nhận ra mình đang bị bóc lột.

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 3.

Lúc này nếu sếp không thể chữa cháy bằng cách cải thiện vị trí, tiền lương, chức vụ của nhân viên cho phù hợp, cái kết không mong muốn sẽ nhanh chóng xảy đến!

2. Sếp thờ ơ với năng lực của nhân viên

Trái với kiểu sếp trên, kiểu sếp này thờ ơ lãnh đạm, dù nhân viên dưới trướng có tài giỏi cách mấy hay mang về thành quả công việc rực rỡ đến cỡ nào, sếp vẫn im. Niềm im lặng đến tê tái, chẳng buồn khen lấy nhân viên một câu cũng chẳng thèm truyền chút động lực nào để nhân viên cố gắng và bứt phá hơn nữa. 

Buồn thay, làm dân công sở mà, ai cũng đều có nhu cầu được công nhận và đánh giá xứng đáng thành quả lao động mình làm ra, cho nên chẳng may phục vụ dưới trướng một vị sếp lãnh đạm, dù lương cao hay đãi ngộ công ty tốt họ vẫn muốn “ra đi”.

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 4.

3. Sếp phá vỡ cam kết

Sếp và nhân viên kết nối với nhau thông qua mối quan hệ tương kính dựa trên những cam kết ban đầu của cả hai như: sếp đảm bảo cấp dưới có điều kiện làm việc tốt nhất, nhân viên sẽ nỗ lực hết mình với hiệu suất 100%. Hứa hẹn về môi trường làm việc, thành quả công việc hay quyền lợi giữa sếp và nhân viên chính là bản cam kết duy trì bộ máy làm việc của cả team, rộng hơn cả công ty.

Tuy nhiên, một khi sếp lơ là việc chủ động thực hiện cam kết mà chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận, sự phát triển thì đừng trách nhân viên cũng sẽ làm điều tương tự. Cam kết không còn, “dứt áo ra đi” đôi khi là một sự lựa chọn tốt đối với cấp dưới.

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 5.

4. Sếp ngăn cấm sự sáng tạo

Nhiều dân công sở trẻ có năng lực luôn tìm cách cải thiện hiệu quả làm việc của họ bằng những cách khác nhau, phá vỡ lề lối truyền thống. Nếu sếp quá cứng nhắc trong những trường hợp này mà không đưa ra thỏa thuận phù hợp giữ chân nhân tài, không cho phép cấp duối thay đổi bất kỳ điều gì trong công việc sẽ dễ khiến nhân viên chán nản, tù túng. Đã chán thì sớm ngày nhanh chân tháo chạy khỏi môi trường làm việc không có sự tự do cơ bản để thể hiện bản thân là điều tất yếu.

Lương cao, công ty danh tiếng nhưng nhân viên vẫn nằng nặc “dứt áo ra đi” chỉ vì 4 kiểu sếp này - Ảnh 6.

 

Chia sẻ