Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, nhiều chị công sở cứ nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người khác

Old Fashioned,
Chia sẻ

“Sao dạo này chị béo thế nhỉ?” - một lời nói đùa tai hại điển hình tại nơi công sở vì vừa làm đồng nghiệp phiền lòng và vừa tự tạo nghiệp chuốc họa vào thân.

Môi trường công sở nào cũng vậy, luôn có sự xuất hiện của một số cá nhân vui tính nổi bật hơn người. Họ có thể biến bầu không khí tẻ nhạt trong văn phòng trở nên sinh động hơn bao giờ hết hoặc một ngày làm việc căng thẳng của tất cả mọi người trở nên tràn ngập tiếng cười chỉ với bằng vài câu nói đùa.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, đôi khi cũng chính đối tượng tưởng như có năng khiếu về ngôn hành này lại là nguyên nhân khiến không ít đồng nghiệp bị tổn thương trong vài thời điểm nhất định thông qua các câu nói, từ ngữ thiếu kiểm soát và mang tính sát thương vô hình, vô tình. Đại loại như:

Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, dân công sở đừng nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người xung quanh - Ảnh 1.

“Sao dạo này chị béo thế nhỉ?”, “sếp nay ‘tới kỳ’ hay sao nóng nảy vậy ta”, “hôm nay anh ăn mặc lúa quá trời lúa”, “chị A nặng 80kg, cẩn thận ngồi hỏng ghế công ty đấy”, “mưa bão thế này, anh B đi làm về nhớ cẩn thận, gầy nhom thế kia gió thổi phát bay”, “đánh mãi màu son này không khéo lại ế chỏng ế chơ đấy nhé chị C”,...

Những người hay trêu chọc đồng nghiệp xung quanh để mua vui cho mọi người trong môi trường công sở bằng các câu như trên, thông thường khi nói họ chẳng suy nghĩ gì ác ý đâu. Nếu có nghĩ, họ cũng cho rằng “lời nói gió bay” hay “những câu từ của mình chẳng qua cũng nhanh chóng bị quên đi thôi, vui là chính ý mà”.

Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, dân công sở đừng nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người xung quanh - Ảnh 2.

Tiếc rằng, kẻ vui thì đâu nào biết, những câu nói với sắc thái hài hước của mình tuy được dùng vào vào mục đích tích cực nhưng lắm lúc, các đối tượng bị trêu chọc về ngoại hình, cân nặng,... sẽ không tránh khỏi buồn phiền và thậm chí là có cảm giác bị xúc phạm. Họ không phản ứng chẳng qua là vì họ sợ phá hỏng cuộc vui của mọi người xung quanh, sợ bị đánh giá là người nhạy cảm. 

Tất nhiên, khi chuyện này lặp đi lặp lại mỗi ngày, thâm tâm của nhiều đồng nghiệp trong công ty sẽ ghim một "mối thù" với các đối tượng hay đùa vui quá trớn. Về sau, đối tượng này có việc nhờ, họ sẽ không thèm dang tay giúp đỡ; muốn thăng tiến ư? Họ sẽ là những người tìm cách ngăn cản đầu tiên; nếu người bị trêu chọc là sếp, yên tâm, vui thì vui thật đấy nhưng mãi mãi sự nghiệp không thể tiến xa,...

Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, dân công sở đừng nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người xung quanh - Ảnh 3.

Và đó cũng chính là hậu quả của những cá nhân hay dùng niềm vui gieo rắc khẩu nghiệp. Lời nói gió bay, chính xác! nhưng nghiệp vẫn còn mãi. Một lời nói đùa mà tự hại chính mình, không đáng chút nào đâu hội công sở có khiếu hài hước ạ. 

Có một câu nói không biết mọi người đã nghe chưa: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. "Bồ Tát" trong câu nói này chính là những người có tu dưỡng, những người hiểu đời và hiểu cả luật nhân-quả của đất trời: Họ sợ việc mình gieo nhân không lành để về sao gặp báo ứng, do đó họ luôn cẩn thận trong từng lời nói cho đến việc làm.

Ngược lại, "chúng sinh" trong câu nói này có nghĩa là những người nông cạn, thường xuyên làm chuyện càn quấy và nói lời hàm hồ vô ý. Họ không sợ gì cả, chỉ biết tới lợi ích hoặc niềm vui của bản thân, để rồi một mai khi báo ứng giáng xuống đầu, họ hối hận khóc than. Chỉ tiếc rằng mọi chuyện đã muộn màng. 

Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, dân công sở đừng nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người xung quanh - Ảnh 4.

Từ câu nói trên, dân công sở mà đặc biệt là các cá nhân hoạt ngôn, hay vui đùa “cà khịa” đồng nghiệp hãy tự hỏi chính mình: Muốn làm chúng sinh hay làm Bồ Tát?

Nếu vì niềm vui mà bất chấp việc làm chúng sinh u mê trời không sợ đất không sợ với suy nghĩ “lời nói gió bay” thì cứ việc. Nếu muốn làm Bồ Tát thì ngay từ bây giờ phải sửa đổi thói quen của mình: hành ngôn cẩn thận hơn, khéo hơn và trang bị cho mình sự nhạy cảm cần thiết để tránh làm tổn thương đồng nghiệp bằng những câu nói đùa tưởng như vô thưởng vô phạt. 

Lại thêm câu nói khác rất hay và gần gũi của các cụ “ếch chết tại mồm”, dân công sở đã biết hay chưa?

Lời nói gió bay nhưng nghiệp vẫn còn đó, dân công sở đừng nghĩ mình "hài" mà vô tình xúc phạm người xung quanh - Ảnh 5.

 

Chia sẻ