Lời khuyên xây dựng “tương lai hoàn hảo” cho con từ Nhà báo Thu Hà

Quang Vũ,
Chia sẻ

Chuẩn bị cho tương lai của con, nhà báo Thu Hà, tác giả của cuốn sách “Con nghĩ đi, mẹ không biết” đã cho rằng chìa khóa để trẻ có một “tương lai hoàn hào”chính là: cho trẻ tiếp cận nền giáo dục hiện đại ngay từ bé và khơi dậy sự tự lập của con.

Trên trang cá nhân của mình, nhà báo Thu Hà đã viết: “cha mẹ nào cũng mơ đến một “tương lai hoàn hảo” cho con, con ăn gì để mau lớn nhanh cao, chọn trường học nào thật tốt, hết học tiếng Anh đến học đàn, học vẽ. Nhưng các gia đình đừng quên, bên cạnh sức khỏe thể chất, thì “sức khỏe tinh thần” rất quan trọng. Đặc biệt là hiểu điều con thực sự cần và khả năng của con ra sao để từ đó, cho con một môi trường phát triển tốt.”

Đây cũng là mối quan tâm rất lớn của các phụ huynh hiện đại ngày nay. Với chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ cùng chị để trò chuyện sâu hơn về việc cần chuẩn bị gì để cho con một “tương lai hoàn hảo”.

Xin chào chị Thu Hà. Cha mẹ nào cũng có những nỗi lo lắng về tương lai của con mình, hiện nay chị có nỗi lo nào về các thiên thần nhỏ của mình, có thể chia sẻ cùng Afamily được không ạ?

Sinh con rồi mới hiểu thấu được lòng cha mẹ. Hiện nay, dù hai bé Xu, Sim đang trong lộ trình phát triển rất tốt nhưng bạn biết đấy, cha mẹ lúc nào cũng luôn lo lắng cho con. Mình thường xuyên chia sẻ rằng, con bao nhiêu tuổi thì chúng ta cũng chừng ấy tuổi làm cha mẹ. Mình vẫn phải học hỏi từng này, phải hiểu cá tính, nhu cầu riêng của con đặt trong bối cảnh phát triển xã hội. Nhất là Xu đã bước vào độ tuổi dậy thì, hành trình khẳng định bản thân, xác lập giá trị cá nhân của con đang trong giai đoạn rất mạnh mẽ.

Lời khuyên xây dựng “tương lai hoàn hảo” cho con từ Nhà báo Thu Hà - Ảnh 1.

Và chị đã hóa giải những nỗi lo đó như thế nào?

Ngay từ khi hai con còn nhỏ, mình luôn chú trọng đến việc làm sao để hai con hiểu rõ chính mình, để trẻ phát triển tự nhiên. Trong gia đình, con được khuyến khích bộc lộ ý kiến cá nhân, tự lập làm những việc trong khả năng của mình, được thử và sai để rút ra những bài học từ chính sự trải nghiệm. Điều quan trọng là con ý thức được giá trị của bản thân, yêu quý chính mình thì sẽ có sự tự chủ trong cuộc đời, không phải gò ép, quên đi cái tôi cá nhân để làm hài lòng người khác.

Với mình, quan trọng nhất là cảm giác cho con một hậu phương vững chắc và để con biết rằng con luôn được yêu thương rất nhiều.

Là một người mẹ truyền cảm hứng rất nhiều cho cộng đồng, chị làm cách nào để truyền cảm hứng cho chính con mình về việc học và cả những bài học trong cuộc sống?

Mình nghĩ, muốn con ham học thì chính ba mẹ phải ham học, muốn con ham đọc sách thì chính ba mẹ phải ham đọc sách. Muốn con mình tử tế thì chính ba mẹ phải sống đàng hoàng ngay từ bây giờ.

Do đó, nói dạy con thì cũng không hẳn, vì mình và Xu Sim không chắc là ai đã dạy ai nhiều hơn đâu, có khi Xu Sim dạy mình làm người còn nhiều hơn những gì mình đã dạy hai đứa nữa đó. Với gia đình mình, muốn truyền cảm hứng cho con thì mẹ phải có cảm hứng đã, rồi mẹ lắng nghe con để lựa cách mà truyền đạt. Muốn con nghe mình thì mình phải nói theo cách mà con muốn được nghe!

Mình nghĩ hầu hết mọi vấn đề về lối sống của con cái đều bắt nguồn từ việc con có được cái cảm giác được yêu thương đủ, được bố mẹ quan tâm đủ hay không.

Lời khuyên xây dựng “tương lai hoàn hảo” cho con từ Nhà báo Thu Hà - Ảnh 2.

Vậy theo chị sự tự lập chị đang hướng đến cho tương lai của con có gì giống và khác so với quan điểm của phần đông các ông bố bà mẹ trẻ trong thời đại ngày nay?

Mình tin việc dạy trẻ tự lập là bản chất của giáo dục. Bất cứ người cha người mẹ nào cũng mong được chứng kiến ngày con cái trưởng thành, không còn phải dựa dẫm và phụ thuộc vào bố mẹ, thực sự đứng trên đôi chân của con, tự lập, tự chủ, tự do với cuộc đời của chính con.

Với mình tự lập thể hiện ở nhiều khía cạnh lắm, còn nhỏ thì con phải biết tự vệ sinh, tự chăm sóc bản thân mình, lớn lên thì có thể là tự học, tự lên kế hoạch và tự thực hiện kế hoạch đó. Tóm lại là con phải biết tự lựa chọn, tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của đời mình.

Khi một đứa trẻ đã đạt được sự tự lập rồi thì sự hiện diện của cha mẹ trong cuộc sống của con lúc này sẽ như thế nào? Bức tranh tương lai của con sẽ ra sao, thưa chị?

Mình nghĩ không có lúc nào sự hiện diện của cha mẹ là thừa, yêu thương không bao giờ là thừa cả. Tuy con rất tự lập thì cuộc sống vốn vẫn không hề dễ dàng!

Riêng với Xu Sim, mình nói với hai đứa rằng, con cứ nỗ lực hết sức, kết quả tới đâu thì con cũng luôn có đường lùi là mẹ đây. Đây chính là vai trò của cha mẹ trong suốt hành trình xây dựng tương lai cho con. Con lớn lên với tình yêu thương, sự ủng hộ của cha mẹ và dám chịu trách nhiệm với mỗi bước đi của chính mình. Thêm nữa, mình đầu tư vào ngân sách giáo dục cho con, cùng con hoạch định lộ trình học tập theo từng chặng đường và hình thành một bức tranh tổng thể. Mình muốn Xu Sim không phung phí, nhưng mình thực sự mong Xu Sim vào đời nhẹ gánh hơn mẹ. Con sẽ khó mà dám phạm sai lầm, khó mà dám tiến lên phía trước, nếu không có hậu phương vững chắc của mẹ ở phía sau. Mình muốn Xu Sim dám theo đuổi đam mê của mình, dám chọn trường mình thích, dám làm điều mình yêu, dám ngẩng cao đầu để từ chối những lời đề nghị khiếm nhã, không quá vướng bận và ám ảnh bởi tiền. Hãy nỗ lực, nhưng đừng nỗ lực tới kiệt sức. Mình khuyên con hãy tiết kiệm, nhưng đừng bị trì níu bởi lo sợ. Hãy tiến lên nhẹ nhõm vì có mẹ ở phía sau!

Thế hệ 6x, 7x của chúng mình hầu như bạn nào cũng rất giỏi tự lập. Ba mẹ bận rộn kiếm cái ăn, cuộc sống thiếu trước hụt sau làm cho tụi mình giỏi lao động và biết kiếm tiền khá sớm. Nhưng mặt khác, phần đông thế hệ mình không biết tận hưởng cuộc sống, không biết hưởng thụ, không biết thư giãn, cuộc sống quá nhiều lo lắng. Điều đó cũng chưa hẳn là hay!

Có phải xuất phát từ những suy nghĩ hiện đại của các bà mẹ như chị mà hiện nay, các mô hình tích lũy tài chính cho giáo dục đang được nhiều gia đình tìm kiếm và lựa chọn. Chị nghĩ gì về việc đầu tư cho tương lai của con theo cách này?

Mình tin đầu tư vào giáo dục là đầu tư khôn ngoan và có “lãi” nhất, đó chính là tương lai tốt đẹp của con. Mình tham gia bảo hiểm giáo dục cho Xu Sim từ khá sớm vì muốn yên tâm hơn về điều kiện học hành của hai đứa.

Mục đích mình tham gia bảo hiểm không phải để lấy được cục tiền to khi mình có rủi ro. Chẳng ai mong có rủi ro cả. Nhưng cảm giác an toàn là cảm giác tuyệt vời, chính nó làm ra lãi thật. Khi an toàn mình mới dám tiến lên phía trước, mình mới có thể sống trọn vẹn ở hiện tại, mình mới không dằn trách quá khứ. Vì thế, mình rất ủng hộ các phụ huynh tham gia các sản phẩm bảo hiểm giáo dục, vì ngoài việc được bảo vệ, đây còn là giải pháp tích lũy ngân sách dành riêng cho việc học của con, đảm bảo con được hưởng những điều kiện học tập tốt về lâu về dài. Mình biết, có mẹ đầu tư ngay từ khi còn mang thai. Đây là bước tiến trong tư duy làm cha mẹ của thế hệ trẻ.

Xin cảm ơn những chia sẻ thú vị của chị.

Lời khuyên xây dựng “tương lai hoàn hảo” cho con từ Nhà báo Thu Hà - Ảnh 3.

Sản phẩm bảo hiểm giáo dục "Chubb Life – Tương Lai Hoàn Hảo" là một trong những giải pháp bảo vệ tài chính thông minh và thiết thực, giúp các bậc cha mẹ luôn yên tâm về tương lai học vấn của con trẻ từ giai đoạn thai kỳ của mẹ đến khi con trưởng thành. Sản phẩm còn các quyền lợi ưu việt như: Quyền lợi Tiền mặt (Quyền lợi Học vấn), Quyền lợi Đăng khoa vinh danh Tân sinh viên Top 10 vào các trường đại học/cao đẳng công lập toàn quốc; Quyền lợi Hỗ trợ Tài chính và Quyền lợi Miễn đóng phí sẽ đảm bảo kế hoạch học vấn của con khi cha mẹ gặp chuyện không may; Quyền lợi Hỗ trợ Viện phí, Bệnh Nan Y hay Thương tật toàn bộ & vĩnh viễn. Ngoài ra, khách hàng được sử dụng dịch vụ tư vấn miễn phí 24/7 về y tế và du học toàn cầu(*).

Tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại đây, hoặc liên hệ Đường dây nóng (028) 3824 8123 để biết thêm chi tiết.

(*) Giải pháp dịch vụ này được cung cấp bởi Aspire Lifestyles – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn du học, tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe. Trong đó, dịch vụ tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe 24/7 được thực hiện bởi mạng lưới toàn cầu của tổ chức International SOS (công ty mẹ của Aspire Lifestyles).



Chia sẻ