Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi?

San San,
Chia sẻ

Chắc hẳn nhiều mẹ chỉ nghía qua thôi cũng đã thấy quen thuộc rồi nhỉ!

Thời đại ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với việc các kiến thức khoa học trong việc chăm sóc con cái có sự thay đổi lớn. Một số kiến thức cũ đã không còn phù hợp, thậm chí nếu áp dụng sai có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Bởi vậy, giữa thế hệ trước (cụ thể là ông bà) và thế hệ sau (bố mẹ trẻ) khó tránh khỏi những bất đồng trong quan điểm chăm sóc con cháu. 

Cũng vì vậy mà nhiều khi các mẹ bỉm muốn được dạy con theo lối tư duy mới ít nhiều sẽ gặp phải sự phản đối từ ông bà. Dưới đây là một loạt những câu nói huyền thoại của ông bà khi nuôi cháu, các mẹ bỉm thử ngó qua xem mình đã từng nghe bao nhiêu % rồi? 

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể nằm điều hòa. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đặt bé ở chỗ tránh luồng gió trực tiếp từ điều hòa phả. Vào mùa hè ở nước mình nhiệt độ phòng nên duy trì 23-28 độ, tối ưu nhiệt độ phòng 25-26 độ cho bé.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 3.

Cha mẹ có thể cho bé tập ăn thô khi bé đã sẵn sàng, thông thường khoảng từ 7 tháng trở đi, từ loãng đến đặc, từ kích thước nhỏ đến to hơn tùy vào từng bé. Việc này chủ yếu để bé làm quen, cảm nhận và yêu thích các món ăn hơn.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 4.

Có lẽ đây là câu nói mà nhiều chị em được nghe nhất khi nhờ ông bà chăm cháu. Tuy nhiên khi thời đại phát triển thì bố mẹ hiện đại cũng muốn đem lại những điều tốt nhất cho con như dạy con bằng phương pháp giáo dục sớm, sử dụng các loại vitamin D3, K2 từ nhỏ... dựa trên các kiến thức khoa học và lời khuyên từ bác sĩ.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 5.

Theo nghiên cứu, trẻ dưới 1 tuổi khi cho ăn không cần phải nêm nếm bất kì loại gia vị nào. Trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho gia vị vào bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, cần nêm nếm theo liều lượng nhất định để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 6.

Việc này sẽ gây ra rất nhiều tác hại như nếu bố mẹ hoặc ông bà không cho trẻ ra ngoài ăn, hoặc không thể làm trò vui thì trẻ sẽ từ chối thức ăn; Việc ăn rong kéo dài khiến cơ thể trẻ dễ sinh bệnh tật như tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, không hấp thụ tốt dinh dưỡng, chậm lớn, hoặc có thể mắc bệnh chân tay miệng...

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 7.

Theo các chuyên gia, cho trẻ em ăn mật ong thường vào thời điểm sau khi đã được trẻ được 12 tháng tuổi. Mật ong rất không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 8.

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất từ 6 tháng đến một năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn. Ăn nhiều cháo móng giò chẳng những không có tác dụng lợi sữa mà còn là nguyên nhân gây tắc tia sữa, béo phì cho các mẹ sau sinh.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 9.

Không phải những biểu hiện kia xảy ra là do trẻ sơ sinh đói, trẻ có thể khó chịu hoặc đơn giản chỉ muốn một cái ôm từ mẹ mà thôi.

Loạt câu nói huyền thoại của ông bà khi chăm cháu, các mẹ đã từng nghe qua mấy câu rồi? - Ảnh 10.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Cả ông bà hay bố mẹ đều vô cùng yêu thương và muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con cháu của mình. Tuy nhiên đôi khi vì những tranh chấp đúng sai, phải trái trong chuyện nuôi dạy con mà vô hình trung tạo ra khoảng cách lớn giữa hai thế hệ. Những lúc này, thay vì cãi vã hay xét nét nhau, nếu đôi bên cùng bình tĩnh, nhẹ nhàng đưa ra quan điểm và minh chứng bằng kiến thức thực tế từ bác sĩ thì chắc hẳn mọi chuyện sẽ đỡ căng thẳng hơn!

Chia sẻ