Lo sợ phản cảm, lễ hội chém lợn năm nay phủ bạt che cảnh "khai đao"

Lê Bảo,
Chia sẻ

Lễ hội chém lợn thường diễn ra vào ngày mùng 6 Tết tại sân đình, tuy nhiên nhiều năm nay người dân bắt đầu phản ứng và tranh cãi xung quanh tục lệ chém lợn vì quá rùng rợn và những tục lệ phản cảm khác như lấy tiền phết máu lợn để lấy hên đầu năm.

Từ ngày 22/2 (tức mùng 5 Tết) đến hết ngày 13/2 (tức mùng 6 Tết) lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (TP. Bắc Ninh) được khai mạc với rất nhiều hoạt động bên lề như thi nấu ăn, hát quan họ... tâm điểm của lễ hội là chém "ông ỉn" ở sân đình.

Lễ hội chém lợn bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội này gặp nhiều sự phản đối vì lo ngại sự phản cảm khi có cảnh chém lợn rùng rợn, máu me. 

Theo ông Nguyễn Văn Hòa (50 tuổi), là thành viên Ban Tổ chức lễ hội làng Ném Thượng cho biết, năm nay làng Ném Thượng vẫn sẽ diễn ra lễ chém lợn để tế Thành Hoàng làng. Tuy nhiên, nghi lễ chém lợn thay vì chém lợn ở sân đình như mọi năm thì sẽ cử hành ở phía bên trái sân đình, được che bạt để tránh gây phản cảm đối với du khách thập phương, còn về nghi lễ thì không thay đổi và đều giống mọi năm. 

Chiều 12/2, hai “ông ỉn” được nuôi riêng để làm lễ tế Thánh đã được các chức sắc và người dân trong làng rước vào đình làm lễ Nhập tịch. 

Theo kế hoạch và nghi thức truyền thống của người dân nơi đây, đúng 7h sáng 13/2, Ban tổ chức sẽ làm lễ ra mắt 2 “ông ỉn” và tiếp tục rước 2 “ông ỉn” này đi quanh làng. Sau đó, sẽ trở về đình làng lúc hơn 11h. Đúng giờ Ngọ, hai thủ đao sẽ khai đao và làm cỗ ngọc tế thánh theo nghi thức truyền thống đúng ngày mùng 6 Tết Bính Thân. 

chém lợn
Năm nay, hai gia đình có vinh dự nuôi “ông ỉn” đó là gia đình ông Nguyễn Đức Luận và gia đình ông Nguyễn Văn Lưu. 

chém lợn
“Ông ỉn” trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của người dân cho đến khi hành lễ. 

chém lợn
Người dân làm lễ rước "ông ỉn" đi ra sân đình.

chém lợn

chém lợn
Đoàn rước "ông ỉn" đi quanh làng.

chém lợn
Sáng mùng 6 Tết “ông ỉn” được rước vòng quanh làng trong một xe cũi có người đẩy. 

chém lợn
Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng “ông” mấy đồng lấy may. 

chém lợn

chém lợn


chém lợn
"Ông ỉn" đi đến đâu đều được người dân trong làng chào đón.

chém lợn
Các cụ bô lão có chức trách trong làng tiến hành phổ biến quy chế lễ hội.

chém lợn
Người dân chuẩn bị các công tác tại sân đình.

chém lợn
Những bô lão cũng tiến hành tế lễ tại sân đình.

chém lợn
Người dân trong làng và trong vùng tụ tập đông đảo tại sân đình.

chém lợn
Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự.
Chia sẻ