Liều mình nếm thử món thịt chuột Việt Nam, nhà báo Mỹ ca ngợi "ngon như phô mai que"

Lou,
Chia sẻ

Sau khi có những trải nghiệm thú vị tại Việt Nam, những nhà báo của tờ National Geographic đã khẳng định thịt chuột khá giống thịt gà hoặc thỏ nhưng có màu sẫm, hương vị đậm đà và ngon hơn nhiều.

Tháng 11 năm 2018, trước Tết Nguyên đán, nhà báo nổi tiếng Christine Dell'Amore cùng người bạn đồng hành là nhiếp ảnh gia Ian Teh của tờ National Geographic (NatGeo) đã có dịp đến thăm Việt Nam để tìm hiểu nguyên nhân vì sao món thịt chuột đồng lại nổi tiếng như vậy.

Thịt chuột Việt Nam: Sản lượng 2 triệu USD/năm chỉ tính riêng ĐBSCL, lên báo Mỹ và được khen ngon như phô mai que - Ảnh 1.

Thông tin trên trang của mình, NatGeo nhận định thịt chuột là nguồn cung cấp protein dồi dào. Trong một số nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta còn thêm thịt chuột đồng vào thực đơn như một sự lựa chọn mới lạ dành cho thực khách. Và chính trong chuyến đi của mình, bản thân Christine Dell'Amore cảm thấy vô cùng ấn tượng khi được thưởng thức chuột đồng theo phong cách Châu Đốc.

Thịt chuột Việt Nam: Sản lượng 2 triệu USD/năm chỉ tính riêng ĐBSCL, lên báo Mỹ và được khen ngon như phô mai que - Ảnh 2.

Theo như Christine chia sẻ, ở nhiều quốc gia trên thế giới, chuột gắn liền với hình ảnh dơ dáy, bẩn thỉu, ăn rác thải bên dưới hệ thống cống ngầm của thành phố nên việc sử dụng chuột làm món ăn ở nước ngoài là bất khả. Khác với phần đông quốc gia, chuột ở Việt Nam đa phần là chuột có kích thước nhỏ, sống trên những cánh đồng, ăn lúa để sống, nên sẽ an toàn, ít ký sinh trùng và giàu dinh dưỡng hơn.

Thịt chuột Việt Nam: Sản lượng 2 triệu USD/năm chỉ tính riêng ĐBSCL, lên báo Mỹ và được khen ngon như phô mai que - Ảnh 3.

Grant Singleton, một nhà khoa học nghiên cứu về các loại gặm nhấm ở Philippines cho hay, thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long, thịt chuột đồng có giá còn cao hơn cả thịt gà. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long người dân thu hoạch tới 3.600 tấn chuột đồng sống mỗi năm, và thu về khoảng 2 triệu USD. Trên thế giới có tới hàng chục giống chuột khác nhau, nhưng người Việt chỉ ăn chuột đồng (loại chuột ăn lúa có thể nặng tới 300 – 500g/con). Singleton chia sẻ thêm: "Du khách nước ngoài từng thử ăn chuột đồng cho biết vị khá giống thịt gà nhưng màu thịt sẫm hơn và ngon hơn so với thịt gà. Tôi thì lại thấy hương vị tương tự thịt thỏ".

Thịt chuột Việt Nam: Sản lượng 2 triệu USD/năm chỉ tính riêng ĐBSCL, lên báo Mỹ và được khen ngon như phô mai que - Ảnh 4.

Thịt chuột đồng có nhiều cách chế biến khác nhau, tuy nhiên, vô hình trung đều cần được nấu chín để có thể tránh một số bệnh truyền nhiễm. Sau khi sơ chế chuột, thịt được rửa sạch, sau đó hun khói hoặc chiên rán, nướng, hấp… tùy theo sở thích. Nếu như món chiên, thịt có màu da vàng ruộm bắt mắt, thì món hấp, luộc sẽ có mùi vị đậm đà. Lần đầu được thưởng thức món chuột chiên, Christine đã vô cùng ngạc nhiên với hương vị thơm ngon của chúng và giống hệt phô mai que mozzarella.

(Nguồn: National Geographic)

Chia sẻ