Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn

Dương Le,
Chia sẻ

Mẹ tôi vẫn thường bảo: “Là phụ nữ, ai rồi cũng đến lúc muốn có con. Bản năng làm mẹ là thứ không thể dập tắt hay phủ nhận được.”

Hồi còn 23-24, tôi chẳng để tâm lời mẹ nhắc, vẫn cứ lao đầu vào làm việc và mải miết rong chơi, vi vu khắp nơi này, chốn nọ. Ngày đó, tôi tin rằng "dám độc thân", "dám một mình" mới là bản lĩnh và dũng cảm. 

 Ấy vậy mà 3 năm sau, lúc gặp được người đàn ông mình yêu, mọi định nghĩa trong tôi đã thay đổi. Có thể lúc ấy, tôi đã có phần chững chạc hơn, cũng có thể chất xúc tác của tình yêu khiến tôi tin rằng "dám kết hôn", "dám sinh con" mới là bản lĩnh. Giữa một thời đại mà cô gái nào cũng sợ chuyện tan vỡ, sợ nỗi vất vả, sợ sự xuống sắc, tôi thấy mình hào hứng và sẵn sàng đón nhận tất cả những thử thách ấy.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 1.

Trước ngày cưới, tôi và chồng vẫn còn nói với nhau: "Có thể chúng mình sẽ cãi vã hoặc thậm chí ly hôn, nhưng chắc chắn anh muốn có con và em cũng thế." Hóa ra, đôi khi, khát khao trở thành cha mẹ chính là động lực để những người trẻ bước ra khỏi nỗi sợ mang tên "hôn nhân".

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 2.

Trước đây, tôi vẫn nghĩ việc sinh một đứa trẻ ra chỉ khó ở mỗi khâu sinh nở thôi, bởi nghe đâu, cảm giác đau đẻ giống như bị gãy toàn bộ xương sườn. Cho tới khi thực sự thấy 2 vạch đỏ chót trên que thử thai, tôi biết mình… đã nhầm to rồi. 

 Lúc ấy, tôi mới hiểu lời mẹ từng nói mình: "Không đẻ thì mày không lớn được đâu". Chuyện tưởng vô lý mà lại đúng thật. Biết mình có con, mọi thói quen lê la quán xá, ăn uống vô độ, tôi quyết tâm bỏ hẳn dù chẳng dễ dàng gì. Và mãi cho tới lúc ấy, tôi mới biết thế nào là thực phẩm hữu cơ, thế nào là thực phẩm biến đổi gen, cái gì tốt cho cả mẹ lẫn con… 

 Từ một đứa không bao giờ vào bếp, chi tiêu vô tội vạ, tôi biến thành một người vợ có thể nấu 14 bữa cơm một tuần, và biết lập tài khoản tiết kiệm riêng cho con.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 3.

Chuyện mua sắm bỗng nhiên được quy ra thành bao nhiêu hôp thuốc dưỡng thai, bao nhiêu bịch bỉm, thậm chí là bao nhiêu ngày tiền viện phí đi đẻ… 

Hóa ra, việc có một sinh linh bé bỏng cùng thở, cùng ăn, cùng vui cười với mình lại khiến phụ nữ có thể tự giác thay đổi theo hướng tích cực như thế, dù đó là sự thay đổi không mấy dễ dàng khi bạn thèm đến mức không thể sống được một cốc trà sữa, một đĩa nem chua rán, hay thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những vết rạn và chẳng còn ních vừa vào chiếc váy size S sexy ngày xưa.

Cứ thế, tôi bắt đầu tin rằng việc có con không vất vả và đáng sợ như những gì tôi từng nghĩ thời còn độc thân. Nếu sớm biết rằng sự xuất hiện của con có thể giúp mình sống lành mạnh, tích cực như vậy, có lẽ tôi đã kết hôn từ nhiều năm trước.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 4.

Bố mẹ hai bên đều bảo: "Hồi bé chúng mày dễ nuôi lắm, không khóc dạ đề ngày nào". Vậy nhưng chẳng hiểu vì sao, cu cậu khóc dạ đề suốt gần hai tháng. Những ngày ấy, tôi và chồng luôn trong trạng thái vật vờ thiếu ngủ. Cả gia đình cứ tới đêm là thay nhau đi vòng quanh nhà dỗ con. 

 Tôi đọc đủ sách, điều chỉnh từng ml sữa mỗi lần cho con bú và cả khẩu phần ăn của chính mình. Dần dần, con ăn ngủ cũng vào nếp, ngoan ngoãn và bụ bẫm đáng yêu. Tôi cũng vì thế mà bớt stress, thoát được cơn trầm cảm chuẩn bị vồ lấy mình.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 5.

Mọi thứ suôn sẻ cho tới khi con vào thời kỳ ăn dặm. Một mình tôi không thể vừa trông con, vừa nấu nướng, nên bà nội từ quê ra chăm cháu. Thế nhưng, mọi chuyện trở nên căng thẳng khi bà thấy tôi cho con ngồi vào ghế và… bốc thức ăn.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 6.

Ban đầu, bà chỉ bâng quơ vài lời "chẳng hiểu chúng mày tìm đâu ra cái cách ăn uống kỳ cục". Cho tới khi thấy cháu chững cân, bà mới khăng khăng đòi chăm cháu theo cách của mình. "Ngày xưa tao chẳng biết ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu này nọ gì mà bố nó 5 tháng được 13 cân đấy. chỉ được cái sách vở là giỏi!" Hai vợ chồng tôi nói gì, bà cũng gạt đi bằng lý lẽ ấy. Nhìn con bị ẵm ngửa, quặp chặt và khóc thét mỗi bữa ăn, tôi như muốn phát điên. Nhưng vì quá bất lực với chứng biếng ăn, không hợp tác của con, cộng thêm việc kỳ nghỉ thai sản đã hết, nên tôi vẫn để bà chăm cháu theo cách của bà, với hy vọng biết đâu con sẽ ăn ngon hơn và tăng cân. 

 Nhưng hai tuần sau, cả gia đình tá hỏa khi bác sĩ chẩn đoán con bị rối loạn tiêu hóa. Tới lúc đó, tôi cũng mới biết bà nội vẫn nấu bột cho cháu bằng gia vị cho người lớn, dù tôi đã chuẩn bị sẵn hết nguyên liệu cho bà. Vì bà vẫn hay nói "Cái thứ bột nhạt thế người lớn ăn còn chẳng thấy ngon nữa là bọn trẻ con, chúng nó ăn sao được". Và bà cũng ép cháu ăn nhiều hơn so nhu cầu của bé dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 7.

Khi ấy, tôi hiểu rằng không thể cứ nhìn vào cân nặng của con mà bất chấp, càng không thể để bà chăm cháu theo ý bà thêm được nữa.

Cuộc xung đột khiến bà nổi giận và bỏ về quê. Khi ấy, vợ chồng tôi chỉ biết xin lỗi bà chứ chẳng làm khác được.

Bởi bà xót cháu thì chúng tôi cũng xót con. Trận ốm của cu cậu khiến tôi và chồng quyết định dẹp hết những kiến thức trong sách vở của bác Google sang một bên , tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Tới lúc đó, chúng tôi mới biết rằng khả năng hấp thụ chất của mỗi trẻ là khác nhau và trẻ cần được bổ sung các chất bằng nhiều hình thức. Hơn nữa, theo như lời khuyên của chuyên gia, đồ hữu cơ hay tự nhiên mà chế biến sai cách, sai nhiệt độ thì còn có hại cho hệ tiêu hóa và dạ dày của con chứ đừng nói tới việc giúp con phát triển.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 8.

Sau buổi khám hôm đó, ngoài men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho bé dưới 1 tuổi, các chuyên gia còn bảo tôi là có thể làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng các sản phẩm ăn dặm chuyên biệt chất lượng cao như bột, lọ ăn dặm HiPP, đã được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán liều lượng, nguyên liệu sản xuất được Liên minh Châu Âu chứng nhận hữu cơ. 

 Nghe đến bột ăn dặm chế biến sẵn là tôi đã giãy nảy lên "Nhưng sản phẩm đóng hộp hại lắm bác ơi, toàn hóa chất", cũng may là chồng kịp giật tay ra hiệu để tôi dừng lại.

Sau đó, tôi chỉ biết cúi mặt xấu hổ khi nghe bác nói: "Chúng tôi không bao giờ gợi ý những đồ không tốt cho trẻ. Anh chị cứ cho cháu ăn xen lẫn giữa đồ tự chế biến và bột ăn dặm như HiPP. Mà đồ tự chế biến thì mẹ cháu nhớ căn kỹ thời gian và nhiệt độ nấu, không lại lợi bất cập hại." Bước ra khỏi phòng khám, tôi ngay lập tức đưa con cho chồng bế và lên mạng tìm kiếm về HiPP, mặc cho chồng có càu nhàu "đã mang con đi khám mà còn không chịu tin lời bác sĩ". Nhưng đúng là có tìm hiểu mới biết.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 9.

"HiPP là thương hiệu lâu đời hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm ăn dặm với nguồn nguyên liệu hữu cơ cho bé. Được thành lập vào đầu thế kỷ 19 bởi Joseph Hipp tại Đức, với nền tảng ban đầu chỉ là một cửa hàng bánh mỳ và nến sáp ong, thương hiệu HiPP đươc các thế hệ sau của Joseph tiếp quản và xây dựng. 

 Năm 1956 chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển bùng nổ của HiPP không chỉ trong phạm vi Châu Âu mà trên cả thế giới, nhờ sản phẩm cháo yến mạch lạnh với hoa quả khô được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ, an toàn và tốt cho sự phát triển của trẻ. Đó là sản phẩm đặt nền móng cho thương hiệu HiPP gia nhập các thị trường khác nhau của nhiều nước trên thế giới. Tháng 11/2019 là kỷ niệm 120 năm HiPP đồng hành cùng mẹ và bé trên hành trình yêu thương khôn lớn. Năm 2019, HiPP tiếp tục được bầu chọn là Thương hiệu số 1 thể giới về thực phẩm hữu cơ Organic cho trẻ nhỏ".

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 10.

Đọc đến đây, tôi thầm nghĩ "Thương hiệu 120 tuổi thì chắc cũng tốt thật". Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Sau khi hỏi thêm kinh nghiệm của các mẹ trong hội bạn bỉm sữa, tôi mới thực sự yên tâm cho con dùng HiPP, bởi đứa nào cũng sản phẩm này trong quá trình ăn dặm của con và trộm vía lũ trẻ đều khỏe mạnh và bụ bẫm. 

 Hóa ra, chính sự cố chấp của tôi cũng đã vô tình khiến tôi sai đường. Sách vở bảo ngoài sữa mẹ, đồ hữu cơ, tự nhiên là tốt nhất cho trẻ. Vậy nên tôi cứ mặc định cho rằng sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ, đóng gói là có hại.

Sau 1 tháng dùng HiPP kết hợp với các món ăn dặm tôi tự chế biến, trộm vía, cu cậu cũng bớt "khó tính" và hợp tác hơn trong quá trình ăn uống. Đến lúc đó tôi mới hiểu việc kết hợp hài hòa giữa sản phẩm ăn dặm đóng hộp hữu cơ, với đồ tự chế biến còn giúp con hào hứng hơn mỗi bữa ăn, vì được trải nghiệm nhiều hương vị khác nhau. 

 Nuôi con không phải là cuộc chiến, nhưng cũng không phải là một hành trình dễ dàng. Đã có lúc tôi bật khóc trong sự mệt mỏi, tuyệt vọng và ước rằng giá như con có thể chui tọt lại vào bụng mình. Nhưng chỉ cần thấy con cười, và khỏe mạnh dù chẳng tăng cân vù vù, tôi biết việc được làm mẹ vẫn là một thiên chức thật ngọt ngào. 

 Vậy đấy, để chăm con khỏe mạnh, ngoài tình yêu thương và sự cố gắng, tôi nhận ra phụ nữ còn nên biết tham khảo, chọn lọc thông tin và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có kiến thức. Hóa ra tôi đã từng có lúc cố chấp mù quáng đến thế.

Lần đầu làm mẹ: Những bài học vừa ngọt ngào, vừa khó khăn - Ảnh 11.


Chia sẻ