"Đập tan" nỗi lo khi lần đầu làm mẹ

Tùng Chi,
Chia sẻ

Lần đầu làm mẹ dường như bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng lo lắng.

Run như cầy sấy khi lần đầu làm mẹ

Là một người rất cứng rắn, vô lo vô nghĩ, trong suốt 9 tháng mang bầu, chị Thư (Lĩnh Nam, Hà Nội) khiến ai cũng thấy chị là một bà bầu kiểu mới. Chị lúc nào cũng vui vẻ, xinh đẹp, năng động, giải quyết công việc tơi tới, với chị việc "đẻ đái là điều bình thường", thế nhưng khi bé Bi chào đời, chị hoàn toàn thay đổi. 

Chị không còn giữ được vẻ bình tĩnh như trước, tinh thần chị tụt dốc nhiều dù quanh chị có rất nhiều người yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ chị. Chị tâm sự: “Thú thực thời gian đầu mình sợ hãi vô cùng mỗi khi nghe con khóc, mình chẳng hiểu con muốn gì, con khó chịu điều gì”. Cách xử lý lúc đó của chị luôn là đưa con tới viện để hỏi bác sĩ. 

Không chỉ chị Thư mà nhiều chị em khác khi sinh con đặc biệt là con đầu lòng thường lo lắng thái quá về sức khỏe, tâm lý của con. 

Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày khai hoa nở nhụy nhưng chị Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) như ngồi trên đống lửa. Vợ chồng chị là công nhân viên chức thu nhập tuy ổn định nhưng không cao, chị suốt ngày lo lắng rằng “nhỡ con ốm, rồi khi sinh con, con gặp chuyện gì thì vợ chồng mình lấy tiền đâu ra để nuôi, để chữa bệnh con?”. Rồi chị cứ ngồi thẫn thờ lo lắng suốt ngày.  


Lần đầu làm mẹ dường như bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng lo lắng (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị tinh thần để làm mẹ hoàn hảo

Lần đầu lên chức, bậc phụ huynh nào cũng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng “cuộc sống của mình sẽ hoàn toàn thay đổi từ đây”. Bạn đừng quá lo lắng, choáng ngợp bởi những lời khuyên mà ông bà, bố mẹ, hàng xóm, những người xung quanh bảo bạn cần làm thế này thế kia. Bạn hãy tin vào trực giác, khả năng của bản thân. 

Để giúp bạn bắt đầu, lên kế hoạch để trở thành bậc phụ huynh hoàn hảo, dưới đây là một số điểm cơ bản để giúp bạn có được một cái nhìn thoáng về vai trò mới của mình. 

Cách nuôi dậy con của các bậc tiền bối trong gia đình sẽ ảnh hưởng tới bạn

Đó là lời nhận định của tiến sĩ Lorrence (trường đại học Havard), phong cách làm cha mẹ của bạn bị ảnh hưởng bởi người đi trước. Bạn sẽ có xu hướng nhớ lại những ký ức tuổi thơ ấu của mình và bắt đầu lên ý tưởng cơ bản cho hành động chăm sóc nuôi dạy con cái trong tương lai. 

Nhưng bạn nên tỉnh táo và hãy đọc nhiều những thông tin từ sách báo chính thống, hãy lắng nghe và biết chắt lọc kiến thức từ những người đi trước để có thể có cho mình một phương pháp dạy con hoàn hảo. 

Chuẩn bị nguồn tài chính ổn định

Bạn phải hiểu rằng có con ngoài việc lối sống, cung cách sống của bạn và gia đình bị thay đổi, thì ngân sách gia đình bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Bạn hãy sáng suốt, suy nghĩ và lên kế hoạch hoạch định cho từng giai đoạn sống của con, từ khi sơ sinh tới khi con biết đi rồi trưởng thành. 

Không nên tiêu quá nhiều tiền vào quần áo cho trẻ sơ sinh

Tùy vào từng điều kiện gia đình bạn mà bạn có nên sắm sửa quá nhiều thứ hay không. Sự phấn khích khi sinh một em bé ra đời sẽ khiến cha mẹ chúng hơi “điên cuồng” mua sắm. Bạn nên nhớ rằng bé sẽ phát triển rất nhanh vì vậy nếu bạn phung phí mua quần áo cho bé một cách vô tội vạ thì đó sẽ là một sai lầm. Bạn sẽ thấy rằng có những bộ quần áo bé chưa từng mặc đến dù chỉ một lần. 


Bạn hãy tin tưởng vào trực giác của bản thân khi chăm con lần đầu (Ảnh minh họa)

Bắt đầu một tài khoản tiết kiệm cho con của bạn trong tương lai

Cách tốt nhất để dạy một đứa trẻ về tiết kiệm tiền bạc là bằng ví dụ cụ thể này. Nếu bạn bắt đầu bằng một tài khoản ngân hàng cho con của bạn khi chúng mới chỉ là một em bé, bạn có thể sử dụng nó để chỉ cho con cách tiết kiệm tiền. 

Bạn muốn con trở thành một người như thế nào?

Có thể bạn chưa định hướng con làm gì trong tương lai nhưng chắc chắn ai cũng sẽ mong muốn con sống có giá trị và có thái độ sống tích cực. Bạn hãy kiếm thật nhiều những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích để dạy con. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cho con lớn lên cạnh những chuyện ngụ ngôn, cổ tích mang tính chất giáo dục thì con cũng sẽ có một thái độ bắt chước nhất định. 

Bạn hãy học hỏi từ chính con của mình

Là một người mẹ, người cha không phải chỉ một mình bạn mới có quyền dạy con, bạn cũng cần học bé, bé có thể dạy được bạn. Có rất nhiều bậc phụ huynh đã “phản ánh” rằng họ đã tìm ra được nhiều điều quý giá nhất về bản thân, khám phá, hiểu được mình thông qua con cái của họ. 

Lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bé

Có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con mình là một hành động thông minh. Bạn cần tìm hiểu về lịch tiêm chủng quan trọng từ khi sơ sinh tới khi trưởng thành. Bạn nên cho bé đi khám định kỳ. Ngoài ra, bạn có thể suy nghĩ thêm về bảo hiểm y tế cho bé cũng như cho chính bạn.


Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, bạn hãy đảm bảo rằng mình nắm đủ các thông tin về điều này. Bạn hãy để ý tới bé mọi nơi mọi lúc, lúc bé ngủ, bé bò, bé ăn, bé biết đi… Môi trường xung quanh có thể giúp bé lớn lên song cũng có thể gây hại cho bé. Bạn hãy khiến ngôi nhà của bạn trở thành ngôi nhà an toàn cho bé. Bạn cần đọc thêm thật nhiều sách báo, thông tin y khoa để biết cách sơ cứu trẻ. 

Dành thời gian cho bản thân

Sự kiện có một thành viên mới khiến cả gia đình bạn bị đảo lộn, bạn cần dành thời gian cho bản thân, sắp xếp hợp lý công việc nuôi con. 

Tin tưởng vào trực giác của bản thân

Mặc dù thực tế rằng đây là lần đầu tiên bạn nuôi một đứa trẻ, song bạn đừng quá lo lắng, bạn hãy cố gắng lắng nghe trực giác của mình mách bảo, bạn hãy tin tưởng rằng bạn sẽ nuôi con khỏe mạnh. 



Các mẹ tham khảo một số lời khuyên sau đây để có thể khiến cho tình cảm mẹ con thêm bền chặt và bé yêu mẹ nhiều hơn nhé!

Chia sẻ