Là gia vị ngon, loại quả “nhỏ nhưng có võ” này còn làm thuốc chữa cả tá bệnh cho người lớn và trẻ nhỏ

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Ớt chữa bệnh bằng cách nào? Dân gian ta thường dùng ớt để chữa tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp...

Ớt không chỉ là gia vị mà còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y

Ớt là một loại quả nhỏ nhưng thực sự có võ. Với nhiều món ăn hay bát nước chấm chua ngọt mặn mà có thêm một chút cay của ớt thì bữa cơm gia đình bạn hẳn thêm đậm đà và đưa cơm hơn rất nhiều. Vào những ngày mưa gió dầm dề như hiện nay, thêm một chút cay của ớt vào bữa cơm mỗi tối, thật sum vầy và đầm ấm biết bao!

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, quả ớt có vị cay, tính nóng có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau)…, rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

an-ot

Ớt chữa bệnh bằng cách nào? Dân gian ta thường dùng ớt để chữa tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng, đau khớp, thống phong, đau dây thần kinh, viêm thanh quản, viêm họng. Tuy nhiên, nhóm người đau dạ dày, tạng nhiệt, máu nóng không dùng ớt.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt chứa ankaloid, nhiều vitamin C, B1, B2, axit citric, axit malic, beta carotene... Chất capsaicin (chất tạo vị cay của ớt) có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.

Y học hiện đại còn nghiên cứu thấy capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

o2

Dân gian ta thường dùng ớt để chữa tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày ruột đầy trướng, mất trương lực, tích trệ, ăn không tiêu, đau nhức nửa đầu, đau lưng...

Ớt chữa bệnh – Không chỉ đối với người lớn mà với cả trẻ nhỏ

Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, ớt không chỉ làm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn, dân gian từ lâu đã thường xuyên hái lá ớt để nấu canh, trong khi quả ớt có thể làm thành thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả. Không chỉ chữa bệnh cho người lớn, ớt còn được dùng để chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Trồng thêm một cây ớt ngoài ban công để trang trí cho sắc màu rạng rỡ, chúng ta còn tận dụng ớt chữa bệnh.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ ớt được chuyên gia chỉ ra như sau:

o3

Ớt không chỉ làm gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn, dân gian từ lâu đã thường xuyên hái lá ớt để nấu canh, trong khi quả ớt có thể làm thành thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả.

- Chữa chậm tiêu hóa: Thêm ớt vào làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

- Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)…

- Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40g, sao vàng, sắc uống trong ngày.

- Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.

o4

Hợp chất capsaicin trong ớt khiến cơ thể bạn nóng bừng, mặt đỏ, rát họng, buồn nôn, thậm chí sốc phản vệ.

- Chữa eczema: Lá ớt tươi 30g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.

- Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

- Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10g, giã nát nhuyễn, đắp.

- Chữa đau bụng kinh niên: Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10g sao vàng, sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.

Lưu ý: Hợp chất capsaicin trong ớt khiến cơ thể bạn nóng bừng, mặt đỏ, rát họng, buồn nôn, thậm chí sốc phản vệ. Do đó, để ớt chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đúng cách cần bổ sung liều lượng vừa phải, không lạm dụng ăn quá nhiều. Nếu cơ thể mắc bệnh lý như viêm loét dạ dày mãn tính, viêm thực quản… đều không nên ăn ớt, tốt nhất tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y.

Chia sẻ