Kiếm 50 triệu/tháng nhưng lưỡng lự trước chiếc váy 600k: Từ khi có gia đình, tôi không dám tiêu chính đồng tiền mình làm ra

Mạn Ngọc,
Chia sẻ

Thì ra hơn 3 năm nay, tôi đã không tiêu nổi cho bản thân mình 10% thu nhập từ chính sức lao động mà mình làm ra.

Tôi là một người phụ nữ tự lập từ sớm. Ngay từ khi còn trẻ tôi đã là tuýp phụ nữ giỏi làm kinh tế. Hiện tại, thu nhập trung bình của tôi là 50 triệu mỗi tháng – không quá dư dả với mặt bằng thành phố lớn, nhưng cũng đủ để tôi không phải lăn tăn từng đồng.

Tôi tự hào vì mình quản lý chi tiêu khá tốt. Tôi biết lên kế hoạch tài chính, đầu tư cho tương lai, tiết kiệm định kỳ. Mỗi đồng tôi làm ra đều được phân bổ rõ ràng: tiền nhà, tiền học cho con, tiền cho bố mẹ, tiền tiết kiệm, tiền quỹ dự phòng… Thậm chí tôi còn có cả một file Excel chia rõ theo từng hạng mục. Tôi từng nghĩ, như vậy là “ổn”.

Nghe cũng rất ra gì đấy chứ, 1 người mẹ giỏi kiếm tiền, 1 người vợ biết chăm lo cho gia đình. Chính ra mà nói thì tôi cũng có cảm giác được ru ngủ trên chiến thắng ấy. Cái danh người phụ nữ toàn năng này không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra nó là cái bẫy mật ngọt chết ruồi.

Kiếm 50 triệu/tháng nhưng lưỡng lự trước chiếc váy 600k: Từ khi có gia đình, tôi không dám tiêu chính đồng tiền mình làm ra- Ảnh 1.

Cho đến ngày hôm nay.

Hôm nay, tôi ghé qua một cửa hàng quần áo quen nhưng buồn cười là trong tâm lý của tôi lúc ấy chỉ là ghé qua xem sao chứ tôi không hề có tính toán sẽ sắm sửa gì cho bản thân mình. Shop quần áo này là nơi mà hồi còn son rỗi tôi từng là khách VIP, mỗi lần ghé là mua vài chiếc váy, vài đôi giày, không cần cân đo đong đếm.

Chị chủ nhìn thấy tôi như thấy thần tài, chị đon đả chỉ tôi đồ này đồ kia, chắc là chị nghĩ hôm nay thế nào cũng kiếm đẫm rồi. Còn tôi, tôi bất giác dừng lại thật lâu trước một chiếc váy màu be nhã nhặn. Chiếc váy có giá 600 nghìn. Một con số hoàn toàn nằm trong khả năng và nói thẳng ra nếu như là trước đây thì 10 cái váy này tôi cũng chốt trong 1 nốt nhạc.

Thế nhưng, tôi đã đứng đó tới gần 15 phút, lật qua lật lại, ngẫm nghĩ tới lui… cuối cùng, tôi treo váy lại lên kệ và quay đi.

Ngay khoảnh khắc ấy, tôi giật mình.

Kiếm 50 triệu/tháng nhưng lưỡng lự trước chiếc váy 600k: Từ khi có gia đình, tôi không dám tiêu chính đồng tiền mình làm ra- Ảnh 2.

Trên đường về nhà, tôi nhẩm lại cái file chi ly tính toán của mình. Thì ra hơn 3 năm nay, tôi đã không tiêu nổi cho bản thân mình 10% thu nhập từ chính sức lao động mà mình làm ra.

Tôi nhận ra, ba năm kể từ khi làm mẹ, làm vợ, tôi tiêu cho chính mình ít đến thảm thương. Một chai serum cũng phải chờ có đợt sale. Một bộ đồ ngủ đẹp cũng thấy "không cần thiết". Một buổi cafe yên tĩnh một mình cũng thấy "tội lỗi vì bỏ con cho chồng trông".

Tôi làm ra tiền. Nhưng tôi chẳng dám tiêu.

Tôi hùng hục kiếm tiền vì con, vì chồng, vì gia đình... Tôi vì đủ thứ xung quanh mà chỉ không "vì bản thân mình" mà thôi.

Tâm lý phổ biến ở phụ nữ hiện đại

Rất nhiều phụ nữ như tôi trong câu chuyện trên có chung một điểm: có năng lực tài chính – nhưng không dám tiêu cho bản thân.

Điều này bắt nguồn từ một loạt yếu tố tâm lý – xã hội sau:

1. Tư tưởng “phụ nữ tốt là người hy sinh” ăn sâu vào tiềm thức

Nhiều phụ nữ được dạy từ nhỏ rằng:

Người vợ, người mẹ tốt là người biết nhường nhịn, vun vén cho người khác.

Tiêu tiền cho bản thân là ích kỷ, phù phiếm.

Từ đó, dù có tiền, họ vẫn cảm thấy "có lỗi" nếu dùng tiền cho bản thân.

2. Tâm lý "tự gạt mình khỏi ưu tiên"

Sau khi lập gia đình, phụ nữ thường chuyển toàn bộ trọng tâm sang:

Con cái - Gia đình - Việc nhà - Công việc

Cứ thế, bản thân dần trở thành mục tiêu ưu tiên thấp nhất trong danh sách chăm sóc.

Kiếm 50 triệu/tháng nhưng lưỡng lự trước chiếc váy 600k: Từ khi có gia đình, tôi không dám tiêu chính đồng tiền mình làm ra- Ảnh 3.

3. Ảo tưởng "mình ổn mà"

Nhiều người nghĩ:

"Thôi, mình vẫn có đồ mặc, cần gì nữa"

"Mình đâu cần đi spa / du lịch / nghỉ ngơi"

Nhưng thực chất, họ đang kìm nén nhu cầu cá nhân, dẫn đến kiệt sức tinh thần và cả thể chất về lâu dài.

Làm sao để cân bằng giữa "vì gia đình" và "vì bản thân"?

Thay vì hy sinh tuyệt đối hoặc sống chỉ cho mình, phụ nữ hiện đại nên học cách cân bằng thông minh và chủ động. Dưới đây là một số cách:

Chiến lược Cách thực hiện cụ thể
Thiết lập quỹ cá nhân riêng biệt Dành ra 10–15% thu nhập mỗi tháng chỉ để chi tiêu cho bản thân: mua sắm, học hỏi, thư giãn, giải trí…
Ý thức rằng: chăm bản thân là đang chăm gia đình Một người mẹ/vợ vui vẻ, tràn đầy năng lượng sẽ truyền cảm hứng tích cực cho cả nhà. Tâm trạng bạn là phong thủy của gia đình bạn.
Lên lịch thời gian cá nhân định kỳ Mỗi tuần ít nhất một lần: 1 buổi cafe một mình, 1 giờ đọc sách, 1 buổi tập yoga, hoặc đơn giản là không làm gì cả – nhưng là của riêng bạn.
Cho phép bản thân được “muốn” Nếu thích váy, thích son, thích xem phim, thích đi biển… hãy cho phép bản thân được muốn và được làm.
Giao tiếp và chia sẻ với gia đình Hãy cho chồng và con hiểu rằng bạn cũng cần thời gian, khoảng lặng, không gian riêng. Dạy con hiểu khái niệm “mẹ cũng là một con người”.
Kiếm 50 triệu/tháng nhưng lưỡng lự trước chiếc váy 600k: Từ khi có gia đình, tôi không dám tiêu chính đồng tiền mình làm ra- Ảnh 4.

Tóm lại

Bạn không cần phải chọn giữa "là người phụ nữ của gia đình" hay "là người phụ nữ yêu bản thân". Bạn có thể là cả hai.

Tiêu tiền cho bản thân một cách có ý thức không phải là ích kỷ, mà là lành mạnh.

Bạn đã làm rất nhiều điều cho người khác. Giờ là lúc cho chính mình một chút yêu thương xứng đáng.

Hãy nhớ: Hy sinh không đo bằng độ mòn của chính bạn. Phụ nữ thông minh là người biết chăm sóc bản thân trước, để có thể chăm sóc người khác tốt hơn.

Chia sẻ