Không phải trễ lương hay ít thưởng, “con đó hơn mình chỗ nào” mới là nỗi đau thầm kín của chị em công sở

Louis,
Chia sẻ

Nhiều chị em công sở có thói quen so sánh để rồi tự thấy mình kém cỏi hơn so với đồng nghiệp khiến lòng đố kỵ có cơ hội nảy sinh.

Phụ nữ luôn có cả trăm ngàn cái cớ để ganh ghét nhau nếu như đối phương có “nhỉnh” hơn mình về một phương diện nào đó. Nói một cách khác, đó chính là mầm mống của sự đố kỵ, đã đi vào tâm thức của nhiều phụ nữ, khiến họ khó có thể mở lòng để “thêm bạn, bớt thù” và “nhìn lên” để học hỏi.

Cụ thể trong môi trường công sở, chắc hẳn không ít lần, chị em nảy sinh thắc mắc không biết cô gái đồng nghiệp có điều gì nhỉnh hơn mình mà lúc nào cũng được sếp trân quý, đồng nghiệp thương yêu, khách hàng trân trọng. Để rồi từ đó, sự đố kỵ nảy sinh và hình thành bên trong chúng ta những xúc cảm tiêu cực cũng như những bực tức không rõ nguyên nhân về phía đối tượng mà chúng ta cảm thấy vượt trội hơn bản thân mình.

Không phải trễ lương hay ít thưởng, “con bé đó hơn mình chỗ nào” mới là nỗi đau thầm kín của chị em công sở - Ảnh 1.

Trải dài suốt mấy ngàn năm, lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cái kết đau thương bắt nguồn từ sự đố kỵ mà phụ nữ dành cho nhau. Nàng Triệu Phi Yến là bậc mỹ nhân tuyệt sắc, là người nắm trọn quyền lực trong hậu cung nhà Hán, lại được vua Hán Thành Đế sủng ái nhất mực. Nhưng chỉ vì lòng đố kỵ mà Triệu Phi Yến đã hãm hại nhiều phi tần, cuối cùng khiến bản thân mình phải lãnh chịu kết cục bi thảm.

Nàng Chiêu Tín, cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ vì ghen tuông mà đắc tội với các cung nữ và phi tần. Người vợ thuở hàn vi của Hán Cao Tổ Lưu Bang là Lã Hoàng Hậu cũng vì tật đố với Thích phu nhân mà biến mình thành người phụ nữ tàn ác, để lại tai tiếng đến ngàn đời.

Nhà văn Josh Billings từng nói: “Tình yêu quảng đại nhìn mọi thứ qua kính viễn vọng; trong khi đố kỵ nhìn mọi thứ qua kính hiển vi”. Và đúng là như thế, tâm đố kỵ không chỉ khiến tình cảm đôi bên trở nên mệt mỏi, mà còn khiến bản thân người trong cuộc trở thành ích kỷ, nhỏ nhen.

Không phải trễ lương hay ít thưởng, “con bé đó hơn mình chỗ nào” mới là nỗi đau thầm kín của chị em công sở - Ảnh 2.

Chúng ta có quyền ganh ghét, thậm chí thù hằn cô đồng nghiệp xinh đẹp, giỏi giang nhất công ty để rồi tự hỏi tại sao ông trời lại bất công, ban cho họ tất cả những thứ mà những người xung quanh có ao ước cũng không dám mơ tới. Điều này là đúng hay sai, chưa ai dám khẳng định bởi yêu ghét một ai đó vốn là quyền tự do cá nhân của mỗi người.

Tuy nhiên, có bao giờ chị em thử đặt mình vào vị trí của cô gái xinh đẹp, tài giỏi nhất công ty hay chưa? Chắc hẳn, tại thời điểm đó, dù muốn dù không, chúng ta vẫn sẽ trở thành tâm điểm của hội chị em văn phòng rỗi việc, bị xét nét, săm soi đến từng chi tiết, động thái dù là nhỏ nhất.

Những lời đàm tiếu, những câu chuyện thêu dệt, những từ ngữ ác ý cũng vì thế mà được thốt ra ngày một nhiều. Ở vào vị thế đó, cảm giác của chúng ta sẽ như thế nào? Có còn vui vẻ tận hưởng sự vượt trội của bản thân mình được nữa hay không?

Không phải trễ lương hay ít thưởng, “con bé đó hơn mình chỗ nào” mới là nỗi đau thầm kín của chị em công sở - Ảnh 3.

Trong khi đó, cuộc sống vốn đa dạng và nhiều chiều, “cái đẹp vốn nằm trong con mắt của kẻ si tình” và chuẩn mực về cái đẹp đã dần thay đổi theo thời gian cũng như khu vực. Mỗi người chúng ta đều là một phiên bản rất riêng và không “đụng hàng” với một ai cả. Vậy tại sao lại đi so sánh, đố kỵ với người khác mà không phấn đấu để trở thành phiên bản tốt nhất của chính bản thân mình.

Được là biển xanh sao còn muốn làm con sông nhỏ? Khi đã nhìn thấu cái nhỏ nhen trong lòng, sao chưa chịu loại bỏ tâm đố kỵ ra khỏi bản thân mình. Bởi nếu không, trong cái suy tưởng không bằng chứng ấy, bản thân chúng ta sẽ tự tạo ra các “địch thủ giả tưởng”, vừa làm đau mình, đồng thời cũng làm thương tổn người khác. Bởi khi nảy sinh lòng đố kỵ, điều mà chúng ta suy tưởng không phải là thiện và mỹ trong tâm hồn, mà thay vào đó là sự oán giận và bất bình vô cớ.

Chúng tôi đứng về phía Văn Mai Hương.

Phụ nữ phải được tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn dù ở bất cứ đâu. Phát tán những hình ảnh riêng tư và nhạy cảm của phụ nữ, dù bất cứ lý do gì đều không được chấp nhận. Chúng ta hãy cùng đứng về phía Văn Mai Hương và chung tay bảo vệ phụ nữ, vì một xã hội văn minh hơn.

Không phải trễ lương hay ít thưởng, “con bé đó hơn mình chỗ nào” mới là nỗi đau thầm kín của chị em công sở - Ảnh 5.

Chia sẻ