Không phải cứ tiết kiệm là sẽ giàu, triệu phú tiết lộ: 7 thói quen sau đây giúp bạn "ngồi không vẫn kiếm ra tiền"
Muốn có được tương lai an nhàn và thảnh thơi, bạn cần học ngay những thói quen này của người giàu.
1. Tiết kiệm rất quan trọng, nhưng chỉ là bước khởi đầu
Theo tạp chí Forbes, số triệu phú chiếm 1,5% dân số trưởng thành vào năm 2023, trong đó Mỹ dẫn đầu với gần 22 triệu người, tương đương 38% tổng số. Ai cũng có thể là một trong số đó. Nhưng nếu không bắt đầu tiết kiệm sớm, bạn sẽ không có cơ hội. Tích lũy khoản tiết kiệm và tận dụng lãi suất kép là cơ hội để bạn kiếm thêm tiền từ lãi của mình qua nhiều năm. Càng trì hoãn, bạn sẽ bỏ lỡ càng nhiều. Đó không chỉ là những khoản lãi định kỳ hàng tháng, mà còn là lợi nhuận đầu tư, những cơ hội phát tài.
Giả sử ban đầu bạn không thể tiết kiệm được 500 USD mỗi tháng. Nhưng nếu bạn kiên trì tiết kiệm, dù chỉ một số tiền nhỏ, bạn cũng sẽ tích lũy được một khoản đáng kể. Đó sẽ trở thành hũ vàng đầu tiên để bạn xây dựng kế hoạch tài chính của mình.
2. Lập kế hoạch dài hạn
Các triệu phú đều hiểu rằng tích lũy tài sản không phải là nỗ lực ngắn hạn, mà là một quá trình kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi sự quản lý bản thân chặt chẽ.
Bạn nên đặt ra các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như: quỹ hưu trí, mua bất động sản, đảm bảo chi phí giáo dục, v.v. Bằng cách làm như vậy, bạn có thể tạo ra một kế hoạch hướng dẫn các quyết định tài chính của mình.
Hãy tận dụng sức mạnh của lãi suất kép trong đầu tư. Bằng cách này, các triệu phú để cho lợi nhuận từ các khoản đầu tư để sinh thêm lợi nhuận, tạo hiệu ứng cộng gộp qua nhiều năm từ cổ tức và lãi suất tái đầu tư.
3. Đầu tư khi đủ am hiểu
Đầu tư là một trong những cách hiệu quả để gia tăng tài sản, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro. Nhiều người thường bị hấp dẫn bởi những cơ hội sinh lời nhanh mà quên mất rằng đầu tư đòi hỏi kiến thức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc "đầu tư khi chưa đủ am hiểu" chẳng khác gì bước vào một trò chơi may rủi, nơi mà sự thiếu hiểu biết có thể dẫn đến mất mát lớn.
Trước khi bắt đầu, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về lĩnh vực mình tham gia, từ việc đọc hiểu báo cáo tài chính, nghiên cứu thị trường đến cập nhật các xu hướng kinh tế. Hơn nữa, việc hiểu rõ rủi ro và thiết lập kế hoạch quản lý vốn là yếu tố quan trọng để giảm thiểu thiệt hại. Một quyết định đầu tư đúng đắn luôn dựa trên thông tin chính xác và sự đánh giá cẩn thận, thay vì chạy theo tin đồn hoặc tâm lý đám đông.
Hãy nhớ rằng, đầu tư không phải là con đường tắt để làm giàu mà là một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tri thức. Chỉ khi bạn thực sự am hiểu, bạn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, biến tiền bạc thành cơ hội phát triển bền vững.
4. Tránh vung tay quá trán
Vung tay quá trán là một thói quen tiêu xài vượt quá khả năng tài chính, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và gia đình. Nhiều người bị cuốn vào lối sống chạy theo xu hướng hoặc cố gắng duy trì một hình ảnh hoàn hảo trong mắt người khác mà quên đi thực tế về ngân sách của mình. Điều này không chỉ tạo áp lực tài chính mà còn khiến họ rơi vào cảnh nợ nần, mất cân bằng cuộc sống.
Do đó, đừng mua những thứ bạn không cần. Tránh sử dụng thẻ tín dụng lãi suất cao để mua sắm nếu bạn không thể trả trong một hoặc hai tháng. Đừng chạy theo phần thưởng của thẻ tín dụng vì thực tế, chúng chẳng đáng là bao so với lãi suất cao mà bạn có thể phải trả.
5. Đầu tư khi mọi người sợ hãi
Giữ vững lập trường. Sự suy thoái của thị trường có thể mang lại cơ hội quý giá. Câu nói “mua vào khi thấp, bán ra khi cao” là một kế hoạch hành động hợp lý. Đừng để cảm xúc thúc đẩy bạn bán tháo trong giai đoạn thị trường biến động. Hãy tận dụng cơ hội mua với giá thấp vì người khác đang bán.
Hãy nhớ đến mục tiêu dài hạn của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn lo sợ vì nỗi sợ hãi có thể leo thang nhanh chóng. Tập trung vào bức tranh toàn cảnh và tránh bán tháo trong hoảng loạn. Thay vào đó, củng cố danh mục đầu tư của bạn.
6. Đừng đua đòi
Triệu phú không cần phải trông giống một triệu phú. Hình ảnh triệu phú mà bạn tưởng tượng không phải là thực tế. Buffett sống trong một ngôi nhà khiêm tốn ở Omaha gần 70 năm. Ban đầu, ông mua ngôi nhà này năm 28 tuổi với giá 31.500 USD (798 triệu đồng). Dù sau này trở nên giàu có, ông vẫn tận hưởng cuộc sống trong mái ấm giản dị mà không quan tâm việc so bì với người khác.
Hãy tránh rơi vào “bẫy lối sống xa hoa” - thu nhập tăng lên, chi tiêu cũng tăng theo. Vì vậy, đừng mua ngôi nhà lớn mà bạn không cần. Đừng để mình bị cám dỗ bởi những chiếc xe hào nhoáng hay trang phục đắt tiền. Thay vào đó, hãy dành tiền cho tương lai của bạn.
7. Tìm sự trợ giúp trên hành trình xây dựng tài sản của bạn
Bạn không phải tự mình thực hiện mọi thứ. Để thực hiện những ý tưởng này, tốt nhất là tham khảo ý kiến từ một cố vấn tài chính. Các triệu phú cũng thường tham vấn chuyên gia của mình.
Khi thuê cố vấn tài chính, hãy chắc chắn rằng bạn làm việc với một người có trách nhiệm ủy thác, nghĩa là người đó có nghĩa vụ đạo đức phải hành động vì lợi ích tốt nhất của bạn, chứ không phải vì lợi ích của công ty họ.
*Theo: Aboluowang