BÀI GỐC “Ngủ” với chồng không có cảm giác, phải làm sao?

“Ngủ” với chồng không có cảm giác, phải làm sao?

Nằm cạnh chồng, "xxx" với chồng, vậy mà hoàn toàn vô cảm. Mình thì lạnh lẽo, đơ như khúc gỗ, còn chồng vẫn “hùng hục” lao vào việc. Cảm thấy nản kinh khủng!

10 Chia sẻ

Không nhớ nổi bố mẹ đã viết bao nhiêu đơn ly hôn

,
Chia sẻ

Đọc những lời tâm sự của anh, tôi có cảm giác như đang lắng nghe tâm sự của bố tôi vậy. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng từng có một thời gian như thế!

Chào anh Nguyễn Nam - Tác giả chia sẻ: "Đắn đo ly hôn vì vẫn nặng tình với gia đình!".
 
Đọc những lời tâm sự của anh, tôi có cảm giác như đang lắng nghe tâm sự của bố tôi vậy. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng từng có một thời gian như vậy.
 
Trong mắt mọi người và có khi cả chính bố tôi cũng nghĩ thế, bố tôi là một người đàn ông tuyệt vời, hoàn hảo. Bố tôi đi làm nuôi cả gia đình, rất chiều vợ con. Mẹ tôi 3 ngày không giặt quần áo, bố tôi liền mua một cái máy giặt. Mẹ tôi thích nằm xem tivi để vừa nhắm mắt ngủ, vừa… nghe tiếng tivi, bố tôi mua luôn một chiếc tivi và làm một cái giá để đặt tivi nơi cuối giường ngủ của hai người. Mùng một tết năm nào bố tôi cũng dậy sớm để nấu cơm cúng trong khi mẹ và chị em tôi được ngủ đến khi thắp hương xong xuôi.
 
Nếu tôi và mẹ tôi đi vắng hoặc bận việc gì đó, bố tôi cũng nấu cơm chu đáo mà không hề có một món thức ăn chín mua ngoài chợ nào…Liệt kê ra thì nhiều lắm và hẳn nhiều người xuýt xoa mơ ước. Thế nhưng, chỉ có những người trong gia đình biết đó là hình ảnh của bố tôi khi mọi người không khiến bố tôi khó chịu hay đi ngược lại quan điểm, ý kiến gì của bố. Chiều mẹ tôi là thế, nhưng có những lúc, bố keo kiệt với mẹ đến từng nghìn đồng. Lúc khó chịu chuyện gì, bố tôi có thể buông ra những lời rất xúc phạm mẹ tôi, coi những cố gắng chăm sóc chồng con của mẹ tôi chẳng là gì so với việc kiếm tiền nuôi gia đình của bố mà không biết rằng việc nhà vô vàn việc lặt nhặt không tên. Đặc biệt là khi chỉ có một mình mẹ dọn dẹp còn bố và các em tôi ra sức bày bừa.
 
 
Việc không đi làm khiến những lời nói của mẹ tôi giảm giá trị đối với bố và thường bị bố tôi phủi đi ngay lập tức “biết gì mà nói”. Cũng là đi chơi bài, bố tôi cho phép bản thân đi chơi thâu đêm, thua số tiền lớn và được bao biện rất đàng hoàng với lý do “đi giao lưu”, “giải trí” hay “tiền tôi làm ra, tôi làm gì mặc tôi”. Nhưng bố tôi sẽ cáu gắt và chửi bới mẹ rất khó nghe nếu mẹ tôi cũng đi chơi nhưng với số tiền nhỏ và thời gian rảnh rỗi…
 
Bố tôi chỉ làm những việc mà bố tôi muốn làm cho gia đình và đòi hỏi mẹ tôi phải như bố tôi muốn chứ không chịu thay đổi bản thân dù tốt hay xấu và mẹ tôi cũng vậy. Chính vì điều này, tôi không nhớ nổi bố mẹ tôi đã viết bao nhiêu đơn ly hôn, bao nhiêu lần bố tôi gọi điện cho tôi nói tôi cứ yên tâm học, dù “có chuyện gì” bố tôi cũng sẽ nuôi tôi và các em ăn học đàng hoàng. Bao nhiêu lần mẹ tôi gọi điện khóc lóc, kể lể với tôi.
 
Rất nhiều lần, bố mẹ tôi kể với tôi rằng muốn bỏ đi thật xa một thời gian để đỡ căng thẳng và chán nản vì những điều đối phương tạo ra cho mình. Bố mẹ tôi cũng chẳng muốn mọi chuyện căng thẳng như thế. Nhưng cả hai người đều giống nhau ở chỗ coi nhẹ những khuyết điểm của mình và yêu cầu đối phương phải làm được như mình mong muốn. Mâu thuẫn gia đình tôi có lẽ sẽ tồn tại mãi và lặp đi lặp lại nếu mẹ tôi không đi làm.
 
Giờ, mẹ tôi cũng bận công việc, kiếm tiền và việc nhà hai người cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, chơi bài thì ai kiếm tiền người đó chơi nên chẳng ai tị ai nữa. Chỉ qua những lời anh kể, tôi cảm giác như anh muốn lên đây tìm những lời đồng tình với bản thân anh để chê bai vợ anh hơn là tìm cách giải quyết, nhưng cũng không phải để tìm kiếm động lực ly hôn. Chắc để giải tỏa bức xúc về vợ. Nhưng anh ạ, hạnh phúc là thứ đáng quý. Vợ anh là người bên anh cả những lúc anh giàu sang lẫn lúc anh khó khăn, nghèo nàn. Vợ anh ở bên anh là vì bản thân anh, con người anh. Còn những lời phỉnh nịnh bên ngoài, họ chỉ vì tiền bạc và địa vị của anh thôi.
 
Lòng người khó dò. Chỉ có người ở bên ta lúc khó khăn mới là người thật lòng với ta. Nếu bản thân anh thật sự muốn thay đổi mối quan hệ với vợ anh, điều đầu tiên anh cần làm là hãy thôi cho rằng bản thân anh đã tốt đẹp, đã hoàn hảo rồi. Anh nói rằng hai vợ chồng anh cũng đã nhiều lần nói chuyện nhưng không hề thấy anh kể vợ anh đã tâm sự những suy nghĩ, mong muốn của chị ấy về anh. Điều thật sự quan trọng ở đây không phải là anh có thể cho chị ấy cái gì mà là chị ấy cần gì ở anh. Anh cần thẳng thắn nhìn nhận vào những sai lầm và điều cần thay đổi ở bản thân chứ không phải tìm mọi cách để bao biện cho mình.
 
 
Tôi biết, để xảy ra tình trạng này lỗi là từ hai phía. Nhưng anh ạ, để thay đổi một điều gì đó, mình nên dựa vào bản thân, thay đổi bản thân mình để tác động vào chứ đừng bị động chờ đợi mọi thứ thay đổi theo ý mình. Hơn nữa, tôi cũng mới chỉ nghe câu chuyện từ cái nhìn của anh và anh xin lời khuyên nên chỉ có thể góp ý những gì anh có thể làm chứ không nói vợ anh nên thay đổi thế nào. Và cũng mong anh nhớ một điều, nếu không phải do phản bội, bạo lực hay các tệ nạn xã hội thì không một đứa con nào muốn bố mẹ bỏ nhau cả.
 
Vài lần nếm trải cảm giác gia đình sắp tan vỡ, chứng kiến cảnh bố mẹ chửi bới nhau, thú thật, tôi cảm thấy mất niềm tin vô cùng vào tình yêu và hôn nhân dù hiện tại gia đình tôi vẫn bình yên. Cảm giác nơi chốn đáng ra là nơi yên bình, ấm áp, làm chỗ dựa thì lại quá mong manh. Tôi không trách bố mẹ tôi đã gây ra điều này nơi tôi. Nhưng tôi hi vọng rằng lúc cân nhắc, anh hãy nhớ lại khi anh bằng tuổi con anh hiện tại, anh đã mong muốn những gì về gia đình, về bố mẹ anh thì giờ con anh cũng mong vậy. Hi vọng các con anh sẽ không phải chịu nỗi ám ảnh giống tôi. Chúc gia đình anh hạnh phúc!

Chia sẻ