BÀI GỐC Hủy cưới hay không khi nhà gái... thách cưới quá cao?

Hủy cưới hay không khi nhà gái... thách cưới quá cao?

Nhân đây xin hỏi thêm một đám cưới cơ bản cần tổ chức những gì, về phía cô dâu, chú rể, về phía nhà trai, nhà gái, trước cưới, trong cưới và sau đám cưới cần chuẩn bị cái gì...

17 Chia sẻ

Không “môn đăng hộ đối” bằng nhà gái, tốt nhất đừng yêu!

,
Chia sẻ

Nếu mọi thứ lệch quá nhiều, xin bạn khuyên bảo anh trai nên dứt bỏ mối tình hiện tại kẻo “cố đấm ăn xôi” mua lấy hạnh phúc song lại nhận “trái đắng” thì buồn.

Chào anh VQV, chào các bạn độc giả

Tôi thấy hiện nay trường hợp nhà nghèo đi hỏi vợ bị thách cưới cao như gia cảnh anh V rất nhiều. Tất nhiên, ai trong chúng ta cũng đều muốn buông lời chỉ trích dành cho nhà gái, những người được cho là không biết thông cảm với hoàn cảnh nhà trai.

Cái gì cũng có nguyên cớ của nó, không phải tự nhiên người ta muốn “bắt chẹt” thông gia bằng giá trị đồ lễ. Thực ra, một phần người ta cảm thấy không ưng chàng rể, muốn tìm cho con gái người ta chỗ tốt hơn. Người ta hoàn toàn có thể làm việc đó nên việc nâng “giá” lễ vật lên là cách “chơi khó” khôn ngoan nhất.

Mặt khác, cha mẹ nào đẻ con cũng muốn con mình được sung sướng từ bé đến lúc lớn lên. Muốn sướng phải có kinh tế là lẽ đương nhiên. Lúc con còn nhỏ, họ có thể bỏ công sức làm việc để con cái được đầy đủ ấm no. Khi gả chồng cho con gái, họ cũng muốn con gái mình phải vào được nhà sang, sẽ đỡ khó khăn phần nào. Bất kỳ bậc cha mẹ nào khi gả bán con vào nhà thông gia nghèo đều cảm thấy xót con, thương con. Vì vậy, nhiều gia đình không chấp nhận thực tế đó, họ muốn từ chối lời dạm hỏi của nhà trai để tránh con gái mình phải cơ cực sau này.

Nếu như sự chối từ được thực hiện ngay từ đầu bởi chính cô gái hoặc bố mẹ cô gái mà không dây dưa đến đám hỏi thì tốt hơn. Lấy việc thách cưới khó khăn để làm nản lòng nhà trai là điều không nên tính đến cũng như áp dụng đối với bất kỳ gia đình nào có con gái. Đây thực sự là cú sốc đánh vào lòng tự ái của những người đi hỏi vợ cho chú rể.

Câu chuyện của VQV không được tường tận chi tiết về gia cảnh, điều kiện kinh tế nhà cô dâu. Nhưng chắc chắn một điều, nhà cô dâu rất có thể không nghèo. Nếu nghèo họ sẽ dễ dàng thấu hiểu và cảm thông, từ đó xử lý việc lễ lạt mềm dẻo, hợp lý tình hơn.

Từ câu chuyện của VQV cũng rút ra thêm một điều mà có thể nhiều người vẫn thường coi nhẹ. Dù xã hội có thay đổi thế nào chăng nữa, người ta có nói đến sự công bằng nhiều hơn, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp lại thì cũng không bao giờ câu nói “môn đăng hậu đối” mất đi. Đây vẫn là thước đo cần thiết cho mỗi cuộc hôn nhân và chàng trai cô gái nào khi muốn xây dựng hạnh phúc, cần phải chú ý kỹ vấn đề này.

Gia đình VQV đã tính đến điều này chưa? Mong V thử đánh giá lại một lần hoàn cảnh gia đình hai bên, có điểm nào tương xứng hay không, khoảng cách về kinh tế có chênh lắm không? Nếu mọi thứ lệch quá nhiều, xin bạn khuyên bảo anh trai nên dứt bỏ mối tình hiện tại kẻo “cố đấm ăn xôi” mua lấy hạnh phúc song lại nhận “trái đắng” thì buồn.

Thân!            

Chia sẻ