Không ăn mỡ vẫn bị mỡ máu cao, hóa ra "thủ phạm" lại là những món ngày nào cũng có trong mâm cơm mọi nhà

TT,
Chia sẻ

Nhiều người không ăn mỡ vẫn bị mỡ máu cao khiến họ thắc mắc không hiểu tại sao. Điều gì đã xảy ra với cơ thể họ?

Những người ít ăn mỡ, đồ chiên xào mà vẫn bị chẩn đoán mỡ máu cao thường rất ngạc nhiên. Có người chỉ ăn cơm với rau hàng ngày vậy mà lượng triglyceride và cholesterol trong máu lại tăng cao. Điều gì đã xảy ra với cơ thể họ? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra mỡ máu cao cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý này.

Mỡ máu cao thường không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm máu

Mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu xảy ra khi lượng triglyceride và LDL (còn gọi là cholesterol xấu) trong máu tăng cao. Nếu kèm theo HDL (cholesterol tốt) giảm thì được gọi là rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu, bao gồm cả mỡ máu cao, đang ngày càng phổ biến. Theo thông tin được chia sẻ tại hội thảo khoa học "Báo động thực trạng thừa cholesterol: Hệ lụy và giải pháp" do Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức năm 2022, tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người mỡ máu cao (chiếm tỉ lệ 39%) và có hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol máu.

Mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu. Chính vì vậy, người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho đến khi tình trạng trở nặng, dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Không ăn mỡ vẫn bị mỡ máu cao, hóa ra


Ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể làm tăng triglyceride trong máu

Việc kiểm soát chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu). Cần tránh ăn quá nhiều, hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa có nhiều trong thịt và đồng thời cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột như cơm, mì, bánh mì. Việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate có thể làm tăng lượng triglyceride trong máu.

Theo một cuộc khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia, 47,1% người Hàn Quốc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate và 30,1% tiêu thụ quá nhiều chất béo. Hướng dẫn dinh dưỡng cho người Hàn Quốc (năm 2020) khuyến nghị lượng carbohydrate nên chiếm 55-65% tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày.

Thủ phạm gây hại hơn cả chất béo bão hòa: Trans fat có trong bánh ngọt

Không ăn mỡ vẫn bị mỡ máu cao, hóa ra

Các loại cá béo như cá thu, cá mòi, dầu mè, quả óc chó và dầu ô liu có thể giúp kiểm soát LDL nhờ chứa nhiều axit béo không bão hòa (trans fat). Tuy nhiên, axit béo không bão hòa vẫn chứa một lượng chất béo bão hòa nhất định, vì vậy nếu ăn quá nhiều vẫn có thể gây tăng cân và các tác dụng phụ khác.

Một số loại bánh ngọt như bánh kem, bánh quy, bánh donut và bỏng ngô có chứa hàm lượng trans fat cao (theo dữ liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc). Trans fat còn nguy hiểm hơn cả chất béo bão hòa vì nó làm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol, từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không ăn mỡ vẫn bị mỡ máu cao, hóa ra

Hạn chế đồ ngọt, tăng cường chất xơ để kiểm soát mỡ máu

Lượng triglyceride trong máu cũng có thể tăng cao do tiêu thụ quá nhiều đường, kẹo, sô cô la, nước ngọt có đường, mật ong, mứt trái cây và siro. Rượu bia cũng cần được hạn chế. Chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu có tác dụng làm giảm hấp thụ cholesterol, từ đó giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu. Cần tránh ăn thêm các loại tinh bột như khoai tây, khoai lang, bánh mì trong bữa ăn tráng miệng.

Để phòng ngừa mỡ máu cao, không chỉ cần hạn chế lượng chất béo tiêu thụ mà còn cần chú trọng đến chất lượng chất béo. Nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa (như thịt ba chỉ, thịt xông khói, xúc xích) và trans fat (như bánh kẹo, đồ chiên rán), thay vào đó nên bổ sung các loại chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe (có trong cá và các loại thực phẩm từ thực vật).

Chia sẻ