Khoảng 1,5 triệu trẻ em trên thế giới mất cha mẹ vì đại dịch

BAN THỜI SỰ,
Chia sẻ

Đại dịch đã khiến khoảng 1,5 triệu trẻ em trên thế giới mất cha mẹ. Hiện chính phủ các nước đã có những chính sách hỗ trợ.

Chính phủ Ấn Độ, hồi tháng 7, cho biết sẽ trợ cấp lương thực, giáo dục cho trẻ mồ côi để đảm bảo những đứa trẻ đều được giáo dục đàng hoàng và có cơ hội trong tương lai. Ngoài ra, các em sẽ nhận được tiền trợ cấp hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi và một khoản tiền 100.000 rupee khi bước sang tuổi 23. Trẻ mồ côi cũng sẽ nhận được bảo hiểm y tế miễn phí trị giá 50.000 rupee theo chương trình y tế cho người nghèo.

Các bang tại Ấn Độ cũng triển khai những chương trình hỗ trợ riêng. Bang Madhya Pradesh thông báo hỗ trợ 500 rupee/tháng (gần 7 USD) cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 8 và 1 nghìn rupee/tháng cho học sinh lớp 9-12. Trẻ em học ở cả trường công lập và tư thục đều được nhận trợ cấp.

Khoảng 1,5 triệu trẻ em trên thế giới mất cha mẹ vì đại dịch - Ảnh 1.

Bang Chhattisgrarh thì thông báo sẽ chịu toàn bộ chi phí giáo dục cho trẻ em mồ côi vì đại dịch. Thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng yêu cầu các quan chức cấp quận đảm bảo trẻ mồ côi trong đại dịch không bị gián đoạn việc học.

Các chương trình hỗ trợ nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, bảo vệ trước những tác động tiêu cực về tâm lý, xã hội cũng như nguy cơ bị lạm dụng.

Bà Yasmin Haque - Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Ấn Độ cho biết: "Trẻ mồ côi vì dịch bệnh không chỉ sống trong bi kịch tình cảm, chúng có nguy cơ cao bị bỏ rơi, lạm dụng và bóc lột. Đã có những lời cầu xin nhận con nuôi bất hợp pháp xuất hiện trên mạng xã hội, khiến những đứa trẻ này dễ bị buôn bán và lạm dụng".

Khoảng 1,5 triệu trẻ em trên thế giới mất cha mẹ vì đại dịch - Ảnh 2.

Tình hình tương tự diễn ra tại Mỹ, theo thống kê, cứ 2 ca tử vong vì COVID-19 thì có 1 đứa trẻ bị bỏ lại, khiến chúng chịu ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, an toàn, phúc lợi bản thân.

Để giải quyết vấn đề này, Mỹ đã giao Cơ quan bảo trợ trẻ em phụ trách việc xác minh thông tin về những trẻ mất người nuôi dưỡng, từ đó giúp chuyển các em đến gia đình người thân, họ hàng hoặc kết nối tìm kiếm các gia đình sẵn sàng nhận con nuôi nhằm tìm một mái ấm mới cho các trẻ mồ côi.

Theo nhận định của giới chức Mỹ, việc đưa ra các chương trình, dịch vụ hỗ trợ cho nhóm trẻ em này không chỉ là việc làm cấp thiết hiện nay, mà còn cần được triển khai trong nhiều năm tới.

Chia sẻ