Khi trẻ đang ở trạng thái này, cha mẹ KHÔNG cho con tiếp xúc với điện thoại: Đọc ngay để không huỷ hoại tương lai con

Trang Đào,
Chia sẻ

Đôi lúc, bạn phải tìm tới điện thoại, máy tính bảng như một "cô trông trẻ" trong những tình huống khó khăn. Nhưng có một thời điểm cấm kị mà bạn không được nhượng bộ!

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy quá tải khi phải đối mặt với sự khác biệt giữa mục tiêu về thời gian cho con xem ti vi, điện thoại và thực tế. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi nên hạn chế tối đa việc sử dụng màn hình, trong khi trẻ lớn hơn cũng cần được theo dõi và giới hạn thời gian. Có thể bạn đã thiết lập để iPad của con tự động tắt sau một khoảng thời gian nhất định, nhưng điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng được thực hiện.

Khi trẻ đang ở trạng thái này, cha mẹ KHÔNG cho con tiếp xúc với điện thoại: Đọc ngay để không huỷ hoại tương lai con - Ảnh 1.


Trong một số tình huống căng thẳng hoặc bận rộn, đôi khi, bạn sẽ tìm tới điện thoại hoặc ipad như một phương án tối ưu để giúp mình trông trẻ và khiến chúng trở nên ngoan ngoãn, im lặng thay vì la hét, tức giận. Tin tốt là các chuyên gia đồng ý rằng việc thỉnh thoảng tăng thời gian sử dụng màn hình sẽ không gây hại cho trẻ. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng bạn không nên cho trẻ sử dụng màn hình vào những thời điểm sau đây: Ví dụ như khi trẻ đang trong cơn tức giận, việc cho trẻ xem điện thoại có thể làm ngừng tiếng la hét ngay lập tức, nhưng điều này có thể gây tác động tiêu cực lâu dài.

Hãy để trẻ luyện tập kỹ năng điều chỉnh cảm xúc

Tự điều chỉnh là một kỹ năng mà trẻ cần được học qua thời gian và luyện tập, và đây cũng là kỹ năng mà nhiều người lớn gặp khó khăn. Veronika Konok, giảng viên tại Khoa Khoa học ELTE ở Budapest, cho biết: "Các kỹ năng tự điều chỉnh bao gồm kiểm soát cảm xúc, trì hoãn sự thỏa mãn và duy trì sự tập trung."

Nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ em thường xuyên được cho xem điện thoại, ipad để giải tỏa cơn giận có khả năng tự điều chỉnh kém hơn. Khi khảo sát các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 5 tuổi, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ em được cho xem điện thoại vào lúc tức giận thường biểu hiện nhiều cơn tức giận hơn và ít khả năng kiểm soát cảm xúc hơn những đứa trẻ khác.

Khi trẻ đang ở trạng thái này, cha mẹ KHÔNG cho con tiếp xúc với điện thoại: Đọc ngay để không huỷ hoại tương lai con - Ảnh 2.


Việc sử dụng ipad, điện thoại di động để chiều chuộng trẻ trong lúc tức giận có thể khiến trẻ không học được các phương pháp khác để điều chỉnh cảm xúc cũng như giữ sự bình tĩnh. Konok giải thích rằng: "Khi trẻ dựa vào thiết bị để kiểm soát cảm xúc, chúng bỏ lỡ cơ hội thực hành tự điều chỉnh." Việc phụ thuộc vào thiết bị có thể cản trở sự phát triển cảm xúc lâu dài của trẻ.

Giúp trẻ xử lý cơn giận thay vì nhượng bộ những yêu cầu của chúng

Trong một số tình huống căng thẳng, có thể sẽ là tốt khi cho trẻ được bộc lộ cơn giận một cách tự nhiên. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng: trẻ cần cha mẹ giúp nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của mình trong những năm đầu đời. Bởi vậy, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng chúng đang tức giận, và giúp chúng tìm cách thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách an toàn hơn, như dậm chân hoặc đấm vào gối. Điều quan trọng là cần tạo ra một môi trường yêu thương, nơi trẻ cảm thấy an toàn khi bộc lộ cảm xúc thực.

Khi trẻ đang ở trạng thái này, cha mẹ KHÔNG cho con tiếp xúc với điện thoại: Đọc ngay để không huỷ hoại tương lai con - Ảnh 3.


Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ một số hoạt động giúp giảm stress như điều chỉnh hơi thở để lấy lại bình tĩnh. Cha mẹ luôn phải ý thức được rằng mình chính là tấm gương để trẻ học hỏi. Do đó, nếu bạn kiểm soát tốt cảm xúc của mình, trẻ sẽ cảm nhận phản ứng của bạn và thông qua đó để học hỏi, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Khi bạn tỏ ra bình tĩnh trước cơn tức giận của trẻ, chúng cũng sẽ dần dần lấy lại sự bình tĩnh của mình.

Khi trẻ mất kiểm soát, đặc biệt là ở nơi công cộng, hãy nhớ rằng trẻ cần trải qua toàn bộ cung bậc cảm xúc để học cách tự điều chỉnh. Việc nhận ra và xác nhận cảm xúc của trẻ sẽ giúp trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng tự điều chỉnh trong tương lai.

Chia sẻ