Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi

Ngô Nhung ,
Chia sẻ

Để tạo ra bức tượng dát vàng phải trải qua rất nhiều công đoạn, nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng (Hà Nội) phải am hiểu sự tích liên quan đến nhân vật hóa thân vào tượng.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 1.

Làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 1.000 năm. Nghề tạc tượng phật và làm đồ thờ bằng gỗ ở đây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bằng sự tài hoa, cái tâm với nghề, các nghệ nhân Sơn Đồng đã chế tác ra những sản phẩm điêu khắc tinh tế, độc đáo.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 2.

Hiện cả xã Sơn Đồng có 400 hộ, với khoảng 4.000 lao động đang phục vụ cho làng nghề truyền thống này. Có thể nói gần như trong các chùa chiền, nhà thờ, nhà cúng lớn, nhỏ trên nhiều vùng của cả nước đều có những pho tượng phật hay đồ thờ cúng, sơn son thếp bạc do nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng tạo ra.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 3.

Theo anh Nguyễn Phúc Lợi (chủ cơ sở sản xuất đồ thờ Hồng Phú), để tạo ra một tượng phật phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như thời gian. Đặc biệt, tượng phật tuyệt đối không được có nét hài hước, mà phải là nét hiền từ, đôn hậu, trang nghiêm, có chiều sâu nội tâm. Người thợ cần am hiểu sự tích liên quan đến nhân vật hoá thân vào tượng.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 4.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 5.

“Trước tiên phải chon loại gỗ. Để làm tượng phật phổ biến là gỗ mít, làm đồ thờ có thêm gỗ dổi, gỗ vàng tâm. Gỗ mít có đặc tính dẻo, mềm, thớ dặm, nhờ đó tránh được những sơ suất trong khi đục. Gỗ chở về phải loại bỏ hết phần giác, chỉ dùng lõi để đục. Sau đó, người thợ dùng dây đo thể tích để cắt phần gỗ, lấy chiều cao, chiều ngang và bề dày (kích thước của một khối hình). Tiếp đến là đục phác thảo và hoàn thiện. Để hoàn thiện một tượng phật phải mất một tuần hoặc một tháng, tuỳ thuộc vào kích cỡ của tượng phật”, anh Lợi cho hay.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 6.

Công đoạn cuối cùng là dát vàng. Theo anh Lợi, việc dát vàng cho tượng được thực hiện qua 14 công đoạn như: đập bóc giấy, lướt quỳ mới, đập giấy vỡ, cắt dòng nong quỳ… Mỗi công đoạn đó lại có nhiều khâu nhỏ hơn, tính tổng lên tới hơn 40 công đoạn lớn nhỏ khác nhau để cho ra thành phẩm, do đó đòi hỏi người thợ sự kiên trì, tỉ mỉ với những thao tác kỹ thuật cao.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 7.

Chủ cơ sở Hồng Phú cho biết thêm, làm tượng là khó nhất, người thợ phải thổi được hồn vào pho tượng, nhìn có dáng, khách trông thấy là nhận ra ngay là ông tượng nào… Đặc biệt, tất cả người dân Sơn Đồng từ trẻ đến già đều có lòng thành kính với các pho tượng phật, đều gọi tượng là ông, là ngài.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 8.

Ngoài tạo ra những pho tượng phật mang giá trị cao, người dân xã Sơn Đồng còn làm rất nhiều đồ thờ như: hoành phi, câu đối, ngai, khảm thờ...

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 9.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 10.

Tất cả các sản phẩm đều được những người thợ lành nghề chăm chút, tỉ mỉ trong từng nét vẽ, nét sơn.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 11.

Không khí tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Sơn Đồng vừa bận bịu vừa vui vẻ. Mỗi người một việc, từ những công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao đến những bước vệ sinh cuối cùng trước khi giao tới khách hàng.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng, cho biết xã luôn chú trọng việc quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động cho làng nghề truyền thống phát triển.

Khám phá các công đoạn tạo ra tượng phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi - Ảnh 13.

“Mỗi sản phẩm đều được làng nghề làm rất cầu kỳ, cẩn thận nên mất nhiều thời gian. Có những tác phẩm phải để mộc nhiều tháng cho gỗ khô ngót tự nhiên, sau đó mới đưa vào hoàn thiện. Vì vậy, giá trị mỗi sản phẩm hàng chục triệu đồng, có bức tượng trị giá cả tỷ đồng”, ông Hùng nói.

Chia sẻ