Hướng dẫn các cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng nhờ những cách đơn giản sau

NH,
Chia sẻ

Cách dự trù chi tiết dưới đây sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và căng thẳng về kinh tế khi tổ chức đám cưới cho các cặp đôi.

Bạn có thể dành dụm bao nhiêu tiền để tổ chức đám cưới?

Theo thống kê có tới 45% các cặp vợ chồng vượt quá ngân sách khi tổ chức đám cưới. Tỷ lệ chi phí đám cưới bội chi theo quy mô rất cao. Chủ yếu do số lượng khách mời, đơn vị tổ chức, giá thuê và trang trí địa điểm, đồ ăn…không thể kiểm soát.

Vì thế, nếu cặp đôi biết tính toán số tiền phù hợp với ngân sách tài chính của bản thân thì việc chi tiêu và lên kế hoạch sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, đừng ngại hỏi những người đi trước có kinh nghiệm như bố mẹ, anh chị, bạn bè hay họ hàng về mức chi phí và giá cả hiện tại để cân đối với số tiền mà bạn dành dụm được. Nếu tài chính eo hẹp, bạn nên lựa chọn những gói combo đám cưới giá rẻ, tiết kiệm. Nếu xông xênh hơn có thể tăng chi phí lên. Tùy theo số tiền mà hai vợ chồng có mà chu toàn cho đám cưới hợp lý nhất.

Cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng chỉ nhờ những cách đơn giản sau - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Nên đặt những điều cần ưu tiên

Hãy nói chuyện với vợ/chồng sắp cưới của bạn về những vấn đề mà bạn nghĩ là quan trọng trong đám cưới. Sẽ có những chi phí mà cả hai cần thỏa thuận. Nên liệt kê ra 03 ưu tiên hàng đầu của riêng mình. Sau đó so sánh hai danh sách này với nhau.

Ngay cả khi các ưu tiên của hai người không phù hợp, hãy giải thích tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với bạn. Biết đâu, hai bạn có thể nhận ra, mình muốn những thứ khác nhau nhưng lại cùng vì một lý do và từ đó cắt giảm được nhiều chi phí phát sinh không cần thiết.

Cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng chỉ nhờ những cách đơn giản sau - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Nên có số tiền dự phòng cho những điều phát sinh

Việc tổ chức đám cưới không thể tránh khỏi những yếu tố phát sinh. Có thể là một số khách mời quên xác nhận đến tham dự, khiến bạn phải đặt thêm chỗ và đồ ăn. Vào mùa cao điểm, nhiều nhà cung cấp, MC, ban nhạc đã kín lịch trong ngày cưới. Bạn phải chi thêm để có lựa chọn thay thế.

Vì vậy, luôn cần có một khoản ngân sách dự phòng cho những tình huống phát sinh khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Một số trường hợp cần lưu ý là: 

- Các nhà cung cấp có thể yêu cầu thanh toán bổ sung cho các dịch vụ mà bạn nghĩ rằng đã bao gồm trong gói dịch vụ. 

- Các nhiếp ảnh gia muốn bạn cộng thêm phí để cung cấp quyền truy cập vào ảnh trực tuyến, phí thêm giờ hoặc di chuyển địa điểm. 

- Đừng quên tính chi phí đổ vỡ và mất đồ đạc (cốc, bát, khăn trải bàn..) sau đám cưới. 

- Đọc kỹ các hợp đồng với nhà cung cấp, nghệ sĩ, nơi thuê xe… và địa điểm phục vụ cho đám cưới để hạn chế việc phải trả những khoản phí phát sinh. 

Cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng chỉ nhờ những cách đơn giản sau - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Cách dự trù chi phí đám cưới

Để rút ngắn thời gian tìm hiểu các chi phí cần có cho một đám cưới, hãy tham khảo và làm theo các bước dưới đây.

Bước 1: Ghi ra số tiền tối đa có thể chi cho đám cưới. 

Bước 2: Đưa ra ngân sách dự trù tối đa.

Bước 3: Liệt kê các khoản cần chi tiêu. Xem số tiền còn lại trong ngân sách tổng và điều chỉnh khi cần thiết. Các khoản chi cho đám cưới cơ bản như sau:

Gặp mặt gia đình hai bên trước khi cưới

Chụp ảnh cưới

Trang phục cưới

Trang điểm

Thuê trọn gói lễ ăn hỏi và đội bê lễ

Nhẫn cưới

Lễ vật

Chuẩn bị phòng cưới

Thiệp cưới

Phương tiện di chuyển

Địa điểm

Thuê đơn vị tổ chức, setup, trang trí

Mời ban nhạc biểu diễn (nếu có)

Ăn uống

Đi nghỉ tuần trăng mật

Bước 4: Ghi lại số tiền thực tế khi đã liên hệ với bên cung cấp dịch vụ.

Bước 5: Cân đối với ngân sách tổng một lần nữa.

Gợi ý cặp đôi cách tiết kiệm chi phí đám cưới

1. Tận dụng người thân và bạn bè

Tiết kiệm thời gian, tiền bạc bằng cách liên hệ với gia đình, bạn bè để được hỗ trợ. Chẳng hạn như làm phù dâu, phù rể, đón khách, trang trí, chụp ảnh, mua đồ dùng,… Mỗi người đều sẽ có chuyên môn hoặc kiến thức trong một lĩnh vực nào đó để có thể giúp bạn.

Cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng chỉ nhờ những cách đơn giản sau - Ảnh 6.

Hình minh họa.

2. Lựa chọn thời điểm tổ chức phù hợp

Hãy ghi nhớ khoảng thời gian, các mùa trong năm khi lên kế hoạch cho đám cưới của mình. Nếu không quá cầu kỳ, nên tổ chức đám cưới vào mùa thấp điểm. Khi đó, tất cả các dịch vụ đều cần bạn và bạn có quyền ép giá hoặc chọn lựa.

Tương tự, tổ chức đám cưới và ngày thường thay vì các ngày cuối tuần sẽ ít tốn kém hơn. Hãy khảo sát các nhà cung cấp và kinh nghiệm thời điểm tổ chức các lễ cưới trong năm và đưa ra quyết định.

3. Theo dõi số tiền chi tiêu

Giữ toàn bộ hợp đồng, hóa đơn và biên lai mà bạn đã chi trả cho đám cưới. Sau đó, ghi chép toàn bộ chi phí vào sổ sách hoặc ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại.

4. Hạn chế khách mời để giảm chi phí đám cưới

Mặc dù việc giảm số lượng thư mời có thể rất khó thực hiện. Vì đây là ngày trọng đại trong cuộc đời bạn. Nhưng hạn chế số lượng khách mời có thể giúp đơn giản hơn trong khâu tổ chức và giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí.

5. Chọn hoa trang trí đám cưới

Ưu tiên những loại hoa được trồng tại địa phương hoặc theo mùa ở trong nước. Nên lựa chọn hoa cưới, hoa trang trí, hoa cầm tay từ nhà cung cấp gần bạn để tránh chi phí vận chuyển đắt đỏ. Đồng thời đảm bảo sự tươi mới trong buổi lễ hoặc tiệc chiêu đãi.

6. Sử dụng nhiều dịch vụ từ một bên cung cấp có tính chuyên nghiệp

Cố gắng tìm kiếm một nhà cung cấp với dịch vụ đa dạng để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đám cưới. Nhưng cần đảm bảo đó là đơn vị chuyên nghiệp. Tránh đi qua nhiều khâu trung gian.

Chi phí đám cưới bao nhiêu là phù hợp

Cặp đôi dù chưa có kinh nghiệm vẫn "tự tin" dự trù đám cưới chi tiết tới từng triệu đồng chỉ nhờ những cách đơn giản sau - Ảnh 7.

Hình minh họa.

Trước tiên, nên dành riêng 5% ngân sách cho các chi phí đám cưới phát sinh. Sau đó chuẩn bị cho các khoản chi cố định dưới đây.

1. Địa điểm

Chi phí này chiếm khoảng 40% ngân sách đám cưới thông thường. Tuy nhiên, các gia đình làm lễ cưới tại nhà sẽ giảm đáng kể được khoản này.

2. Chụp ảnh/Quay phim

Bạn sẽ cần chi khoảng 15% ngân sách đám cưới nếu muốn có những bức ảnh và video chuyên nghiệp về đám cưới của mình.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh, quay phóng sự cưới thường đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng cho bạn tham khảo.

3. Chi phí đồ ăn

Vấn đề này thường phụ thuộc vào yếu tố khách mời, khẩu vị và độ “chịu chi” của gia chủ. Người Việt Nam vốn rất coi trọng việc ăn uống, cỗ bàn. Nên ngân sách cho mục này có thể chiếm từ 30 – 50%.

Để tiết kiệm tiền, hãy cân nhắc việc chỉ đặt một vài món ăn ngon và thực đơn đồ uống hạn chế.

Chia sẻ