Hôm nay bão Mặt trời "đánh trực diện" vào Trái Đất, liệu có gây gián đoạn tín hiệu GPS hay mất điện?

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Chuyên gia hàng đầu về khoa học vũ trụ Mỹ dự đoán có một "cú đánh trực tiếp" vào Trái đất từ ​​một cơn bão Mặt trời vào ngày 19/7.

Ngày 17/7 vừa qua, Tiến sĩ Tamitha Skov, Chuyên gia hàng đầu về khoa học vũ trụ, đang làm việc tại Tổ chức phi lợi nhuận hàng không vũ trụ Aerospace Corporation và là giảng viên tại Viện Hàng không và vũ trụ Mỹ đăng tải trên MXH Twitter về việc dự báo, ngày 19/7 một cơn bão Mặt trời cực mạnh sẽ “đổ bộ” lên Trái Đất và rất khó xác định được hướng đi của từ trường từ cơn bão.

"Đánh trực tiếp! Cơn bão lớn giống như con rắn quay vòng, phóng ra khỏi Mặt trời tấn công trực diện Trái đất. Từ trường của cơn bão Mặt trời hướng về Trái đất sẽ rất khó dự đoán. Chúng có thể mang xung lực cấp G2 hoặc G3 nếu từ trường của cơn bão này hướng về phía nam", bà Skov viết trên Twitter.

Trong đó, bão Mặt trời thường được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất.

Ngày mai 19/7, bão Mặt trời sẽ "đánh trực diện" vào Trái Đất, có gây mất tín hiệu truyền thông, cúp điện? - Ảnh 1.

Bài viết của Tiến sĩ Tamitha Skov trên MXH Twitter về cơn bão Mặt trời.

Cũng theo bà Skov, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự báo cơn bão Mặt trời này sẽ “đổ bộ” lên Trái đất vào sáng ngày 19/7, kèm theo đó là hiện tượng cực quang ở một số khu vực.

Bão Mặt trời cũng có thể dẫn tới sự gián đoạn của tín hiệu GPS và các thiết bị phát thanh vô tuyến.

Ngày mai 19/7, bão Mặt trời sẽ "đánh trực diện" vào Trái Đất, có gây mất tín hiệu truyền thông, cúp điện? - Ảnh 2.

Tờ Interesting Engineering cũng cho biết thêm, Mặt trời đang trong giai đoạn hoạt động của chu kỳ 11 năm, các cơn bão từ như trên có thể sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới.

Từ tháng 3 cho đến nay, Trái Đất liên tục bị các cơn bão địa từ của Mặt trời tấn công. Mặc dù các cơn bão địa từ chưa gây ra tác hại lớn nào, nhưng chúng là dấu hiệu của các cơn bão mạnh hơn trong tương lai.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 7, một cơn bão địa từ lớp G1 tấn công Trái đất, gây ra các cực quang sáng trên khắp Canada. Không ai thấy cơn bão này, đến khi biết thì đã khá muộn.

Ngày 12/7, một vết đen mặt trời khổng lồ và các sợi tơ trên bề mặt Mặt trời khiến các nhà thiên văn học lo lắng về khả năng có thể có các tia sáng mặt trời hướng về Trái đất, và các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) có thể dẫn đến hư hỏng các thiết bị điện.

Ngày 15/7, có thông tin một ngọn lửa lớn đã nổ ra từ Mặt trời, gây mất điện vô tuyến ở nhiều nơi trên thế giới.

Một cơn bão Mặt trời sẽ đánh vào Trái đất vào ngày 19-7

Bão Mặt trời là gì?

Bão Mặt trời hay còn gọi là các vụ phun trào nhật hoa (CME), nếu đủ mạnh có thể tàn phá các hệ thống điện trên Trái đất bằng cách tương tác với từ trường của hành tinh chúng ta.

CME xảy ra khi từ trường của Mặt trời bị xoắn lại bởi sự chuyển động ở bên trong. Cuối cùng thì năng lượng tích tụ này được giải phóng, từ trường nổ tung và phun một lượng lớn ra ngoài không gian.

Bão Mặt trời thường được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Vậy bão Mặt trời thực sự có hại như thế nào?

Bão G1 là loại bão địa từ ở mức nhỏ nhất - sự kiện thời tiết không gian xảy ra khi từ trường của Trái đất bị nhiễu loạn bởi năng lượng mặt trời. Cơn bão G1 có thể ảnh hưởng chút ít đến hoạt động của vệ tinh và làm hệ thống lưới điện biến động không đáng kể.

Trong khi đó, bão G5 là loại nghiêm trọng nhất. Bão G5 có khả năng gây mất kiểm soát điện áp trên diện rộng, thậm chí hệ thống lưới điện có thể bị sập hoàn toàn. Các tàu vũ trụ sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng và trao đổi dữ liệu. Việc truyền sóng vô tuyến tần số cao sẽ bị gián đoạn trong nhiều ngày.

Chia sẻ