Hỏi: 'Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau?' - Đáp án tưởng khó hóa ra lại là từ quá thông dụng!

BoB V,
Chia sẻ

Bạn có đoán ra từ tiếng Việt nào thỏa mãn yêu cầu đề bài không?

Bộ 29 chữ cái tiếng Việt tưởng ít hóa ra lại đủ để tạo ra kho tàng từ ngữ đồ sộ, đa dạng hơn rất nhiều nếu so với các thứ tiếng khác trên thế giới. Các chữ cái tạo ra các vần, vần kết hợp với một âm khác lại tạo ra một từ, rồi thay đổi thanh cho từ này là chúng ta lại có thêm một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác.

Một câu hỏi về tiếng Việt dạo gần đây cũng khiến dân mạng mổ xẻ không ngừng. Câu hỏi có nội dung: Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ cái đầu và chữ cái cuối giống nhau?

Hỏi: Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau? - Đáp án tưởng khó hóa ra lại là từ quá thông dụng! - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Nhanh Như Chớp

Trước câu hỏi này, một số fanpage cho rằng đáp án chính xác là từ "TẾT", bởi từ này thỏa mãn điều kiện của đề bài khi chữ đầu và chữ cuối đều là chữ T.

Dù đáp án trên rất chính xác, song nếu lục lại từ điển tiếng Việt sẽ thấy rằng, còn rất rất nhiều từ có 3 chữ cái mà chữ đầu với chữ cuối giống nhau. Chẳng hạn như nan, tít, tát, non, các, tẹt, cúc, nín, nên,....

Từ những đáp án trên, có thể suy ra quy luật chung nhất để giải đáp câu hỏi một cách chính xác và toàn diện nhất. Đó là bất kỳ chữ nào có 3 chữ mà chữ cái đầu và cuối đều là các chữ C, M, N, T và chữ ở giữa là một nguyên âm thì sẽ thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Nhiều người cho rằng, để câu hỏi trên có duy nhất 1 đáp án, người ra đề nên thêm một dữ kiện khác vào, chẳng hạn: Ngày lễ nào có 3 chữ cái, chữ cái đầu và cuối đều giống nhau?

Hỏi: Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau? - Đáp án tưởng khó hóa ra lại là từ quá thông dụng! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Một câu hỏi gần đây cũng làm nhiều người xoắn não. Câu hỏi có nội dung: Từ nào trong tiếng Việt vừa có nghĩa là có lại vừa có nghĩa là không?

Thực sự đây là câu đố nhiều thử thách, bởi từ này đã có ít nhất 2 nghĩa rồi mà lại là những nghĩa mang sắc thái đối lập. Hẳn nhiều người đã bó tay khi nghe xong câu hỏi.

Tuy nhiên đáp án lại dễ bất ngờ, đó là từ "chịu".

Đây là một từ mang rất nhiều nghĩa nhưng có 2 nghĩa được dùng trong khẩu ngữ hằng ngày mang nghĩa vừa có, vừa không này:

Nghĩa đầu tiên: Thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác (Ví dụ: không ai chịu ai, về mặt tính toán thì ai cũng phải chịu hắn).

Nghĩa thứ hai: Tự nhận bất lực, không làm nổi (Ví dụ: "chịu, không thể nào nhớ nổi!", "khó quá, xin chịu!").

Chia sẻ