Hội học sinh khắp thế giới đón Tết thế nào: Nơi theo phong tục y hệt Việt Nam, nơi nghỉ học ít nhất 15 ngày

Dương ,
Chia sẻ

Không riêng Việt Nam, hội học sinh của nhiều quốc gia cũng đang mong chờ ngày Tết Nguyên đán lắm rồi.

Có lẽ chẳng ai mong đợi ngày Tết Nguyên đán như hội học sinh. Bởi trong kỳ nghỉ lễ, cô cậu học trò không chỉ thoát khỏi áp lực bài vở mà còn được người lớn lì xì, ăn uống thoả thích và tham gia đủ mọi trò chơi truyền thống.

Không riêng Việt Nam, học sinh ở nhiều nước trên thế giới cũng chờ mong ngày Tết Nguyên đán không kém. Cùng khám phá xem tại những quốc gia này, học sinh có những phong tục độc đáo và khác nước mình thế nào nhé!

Trung Quốc

Cũng giống Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất ở quốc gia này. Tết Âm lịch của Trung quốc còn gọi là "Xuân tiết", kéo dài 15 ngày, bắt đầu từ mùng 1 Âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng. Học sinh Trung Quốc sẽ được nghỉ học vào dịp này.

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 1.

Học sinh Trung Quốc được thầy cô tặng thịt về ăn Tết cùng gia đình

Từ chiều 30 tháng Chạp, học sinh quây quần bên gia đình, cùng trò chuyện và làm sủi cảo - món ăn không thể thiếu trong dịp đầu năm mới. Bữa tiệc sum họp của người Trung Quốc bao gồm cả họ hàng gần xa, với những mâm cỗ đầy ắp đồ ăn truyền thống.

Với du học sinh Việt đang học tại Trung Quốc, chắc hẳn bạn sẽ không cảm thấy quá hụt hẫng nếu chẳng may không được về quê dịp Tết Nguyên đán. Bởi Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hoá trong ngày lễ cổ truyền. Chẳng hạn như học sinh hai nước đều có thói quen viết khai bút đầu năm mới, nhận tiền lì xì từ người lớn, lên chùa cầu may mắn và xin chữ... Số tiền lì xì thường kết thúc bằng 8 hoặc 6 vì đây là những từ đồng âm với "phát lộc" và "suôn sẻ". 

Theo truyền thống, vào dịp Tết Nguyên đán, học sinh phải dành thời gian cho gia đình và chỉ có thể ra ngoài sau ngày mùng 5 Âm lịch. Phần lớn các cửa hàng đều đóng cửa, do đó các gia đình đều phải dự trữ thực phẩm, quần áo mới và nhiều thứ khác từ trước đó.

Có một điều đặc biệt là năm 2023 ở Việt Nam là năm Quý Mão, tức năm con mèo, còn tại Trung Quốc, năm nay lại là năm con thỏ. Dẫu vậy, khi biết sự khác biệt thú vị này, nhiều người trẻ ở Trung Quốc không khỏi thích thú bởi lẽ, mèo vốn là con vật rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Thậm chí, nhiều người còn đùa mong muốn được du học tại Việt Nam những ngày này vì bản thân là một "con sen" chính hiệu.

Năm 2023, con giáp của Trung Quốc là con thỏ

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 3.

Vào dịp Tết Nguyên đán, học sinh Trung Quốc có nhiều thói quen giống học sinh Việt Nam như nhận tiền lì xì, khai bút đầu năm, lên chùa cầu may và xin chữ

Hàn Quốc

Tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal, cũng là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của học sinh Hàn Quốc (chỉ sau Tết Trung thu). Vào dịp Tết, học sinh Hàn Quốc mặc trang phục truyền thống là hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi trò chơi dân gian, ăn món ăn truyền thống, nghe kể chuyện, và gặp gỡ mọi người. Trước thời khắc giao thừa, họ sẽ tắm nước nóng để mang ý nghĩa gột rửa đi hết những điều không may trong năm cũ.

Điều đặc biệt là ở xứ sở kim chi, vào đêm giao thừa, cả nhà sẽ thức đến sáng vì tin rằng lông mày sẽ bạc trắng nếu ngủ trong đêm giao thừa. Người trẻ Hàn Quốc thường tặng đấng sinh thành quà có lợi cho sức khoẻ như nhân sâm, mật ong hay ghế massage...

Tương tự nhiều quốc gia khác, Seollal trong quan niệm của người Hàn không chỉ đơn thuần là sự đánh dấu khởi đầu của năm mới mà còn là dịp để cả gia đình đoàn viên, bày tỏ kính trọng với tổ tiên. Đặc biệt, với thế hệ sinh viên sống xa gia đình, đây là dịp để họ gặp gỡ người thân, lưu giữ các nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 4.

Một mâm cỗ đầy ắp món ăn truyền thống của người dân Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên Đán

Học sinh Hàn Quốc sẽ được nghỉ học và dành thời gian sum vầy bên gia đình 

Singapore

Phong tục đón Tết của Singapore có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Những ngày cận Tết, học sinh sẽ cùng cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm quần áo mới. Sau khi có bữa cơm tất niên, họ cùng các thành viên trong gia đình ngồi trò chuyện và đợi chờ thời khắc năm mới. Một số gia đình sẽ đến chùa, cầu nguyện cho năm mới tốt lành. 

Tết Âm lịch là một trong những lễ hội lớn nhất tại đảo quốc sư tử. Vào dịp Tết thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác. Trong ngày 30 Tết, học sinh và các thành viên khác trong gia đình thích thú tham gia các hoạt động vui chơi, ca hát, múa lân diễn ra trên khắp đường phố.

Thái Lan

Do lịch âm của Thái Lan khác với các nước khác nên dịp Tết Nguyên đán, học sinh Thái được nghỉ trong 3 ngày, từ 13/4-15/4 theo âm lịch. Nét đặc trưng trong lễ hội truyền thống của nước này là phong tục té nước.

Lễ hội té nước diễn ra ngay trên đường phố. Người trẻ té nước vào người lớn tuổi để thể hiện sự biết ơn và kính trọng. Bên cạnh đó, lễ hội té nước cũng là dịp để người già bày tỏ cảm ơn với con cháu vì đã chịu đựng sự khó tính và chăm sóc họ ở tuổi "xế chiều". Những người bị té nước nhiều nhất được cho là may mắn suốt cả năm.

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 6.

Lễ hội té nước là một nét đặc trưng trong văn hoá đón Tết Nguyên đán của học sinh Thái Lan. Càng là người bị té nhiều nước nhất, bạn càng may mắn

Mông Cổ

Trong văn hoá người dân Mông Cổ, Tết Nguyên đán gọi là ngày Tsagaan Sar. Giống như nhiều quốc gia khác, Tsagaan Sar không chỉ là ngày báo hiệu kết thúc mùa đông lạnh giá, đón chào mùa xuân mới mà còn là dịp để gia đình sum vầy.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng, học sinh Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống của người Mông Cổ trong ngày Tsagaan Sar bao gồm sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 7.

Trang phục truyền thống đón Tết cực xinh xắn của học sinh Mông Cổ

Người Mông Cổ luôn giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực và lạc quan khi chào đón năm mới. Họ quan niệm không được làm những điều xấu vào kỳ nghỉ Tết. Bên cạnh đó, nếu nợ ai đó phải trả trước năm mới và tránh cãi vã vào dịp Tết, bởi lẽ người Mông Cổ tin rằng cả năm sẽ chỉ cãi nhau.

Trong 3 ngày tết Âm lịch, học sinh Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc. Họ và các thành viên trong gia đình thường tụ tập tại nhà của người già nhất trong vùng. Tại đây, các hoạt động trò chuyện, vui đùa, trao đổi món ăn được diễn ra.

Trước giao thừa, nam sinh Mông Cổ sẽ thực hiện nghi thức thiêng liêng là lên ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau đó, mỗi người chọn hướng đi mà theo họ là hợp với việc xuất hành. Xuất hành đầu năm mới được cho là đem lại may mắn cho nam sinh, cùng các thành viên khác trong gia đình.

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 8.

Giống như Việt Nam, học sinh Mông Cổ sẽ đến thăm gia đình người thân và chúc Tết người lớn tuổi

Hội học sinh khắp thế giới đón Tết Nguyên đán thế nào: Có nơi như 'copy - paste' phong tục truyền thống của Việt Nam, có nước cho nghỉ học ít nhất 15 ngày - Ảnh 9.

Một bàn tiệc mời khách của gia chủ người Mông Cổ

Chia sẻ