Hội chứng ‘chán bị giục’ và phản ứng của giới trẻ: Không yêu đương, không kết hôn, không con cái
'Nếu không bị thúc giục, có lẽ tôi đã định kết hôn ở tuổi 30. Hiện tại, tôi quyết tâm sống cuộc sống độc thân và tự do. Lần nào về cũng phải nghe về chuyện chồng con, lần nào về cũng phải nghe về chuyện mai mối, cuộc sống thật khó khăn!'.
Sau “bệnh” lười, “bệnh” hoang, một loại “bệnh” mới cũng đang âm thầm trở nên phổ biến trong giới trẻ những năm gần đây đó là bệnh “chán bị giục”.
“Chán bị giục” là một cụm từ ám chỉ người vốn dĩ rất tích cực và muốn làm một điều gì đó, nhưng một khi bị thúc giục sẽ cảm thấy áp lực và bị động, từ đó dẫn đến sự kháng cự từ cơ thể đến tinh thần.
Rõ ràng tôi có thể làm tốt, tại sao bạn cứ phải “nhiều chuyện”?
Đối với những người thuộc nhóm “chán bị giục”, mọi chuyện nên là “tôi muốn làm nên tôi sẽ làm”, là sự mong chờ và cảm giác thành tựu. Hễ bị ai đó giục, lại trở thành, càng bị nói càng không muốn làm.
Rõ ràng đặt chuông báo thức lúc 7h, mẹ lại gọi dậy lúc 6:59? Bạn từ chối và cảm thấy phiền.
Mua sách về đang chuẩn bị xem, bố bỗng nhiên nói “Mua sách về rồi thì đọc cho đàng hoàng vào đấy nhé”, tự dưng lại không muốn đọc nữa.
Đang ở trong phòng, rõ ràng đã lên kế hoạch làm nọ làm kia rất chỉn chu, mẹ vừa về nhà, bảo làm cái nọ cái kia, bỗng dưng mất hứng, không muốn làm.
Đi mua sắm trong một trung tâm mua sắm, bất cứ thứ gì bạn chạm vào hoặc nhìn vào trong hơn ba giây, nhân viên bán hàng sẽ "giải đáp thắc mắc" từng cái một. “Anh/chị muốn mua gì?” “Anh/chị muốn mua cái này ư?” “Đây là…”. Những lời nói này vô hình trung tạo một áp lực thôi thúc bạn mua sắm nhanh chóng. Một số thứ mà thậm chí có thể chỉ cần cầm lên và xem qua thôi nhưng cũng sẽ được người bán hàng đi theo mô tả một cách nghiêm túc. Rõ ràng định mua một vài thứ, nhưng rốt cuộc lại không mua nữa.
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng đây thực chất là một hình thức đấu tranh giành quyền tự chủ cá nhân.
Con người cần cảm giác tự chủ, giống như cảm giác an toàn, và cần được thỏa mãn trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Với ý thức kiểm soát, chúng ta có thể tổ chức cuộc sống của mình hợp lý hơn và kết quả là cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc.
Một khi cảm giác kiểm soát cuộc sống của mình bị mất, sự phản kháng sẽ xuất hiện theo bản năng, và do đó động lực sẽ mất đi.
Lấy “giục cưới” làm ví dụ, các bậc cha mẹ thường đứng ở góc độ người từng trải, cho rằng lấy chồng muộn là điều không tốt, luôn muốn giục con cái mau mau kết hôn.
Và phản ứng của giới trẻ là - "không yêu đương, không kết hôn, không con cái".
Vân, 28 tuổi, làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong một công ty Internet ở sau khi tốt nghiệp cao học. Thấy con gái đến tuổi cập kê, gia đình đã mai mối cho cô rất nhiều lần, Vân cảm thấy mệt mỏi với chuyện này.
"Cuối cùng cũng ra đi làm, kiếm được tiền rồi. Đi du lịch, tập thể dục, đi quẩy, đi chơi không tốt ư? Tại sao cứ phải vội vội vàng vàng đâm đầu vào cuộc sống gia đình chồng con?”.
Trong mắt bố mẹ, suy nghĩ của Vân là “buông thả”, là “không có trách nhiệm”, cảm giác như kết hôn, đó là việc quan trọng nhất.
Để tránh phải bàn về vấn đề này với cha mẹ, số lần Vân về nhà ngày càng ít đi, cô thậm chí còn xin làm thêm trong dịp Tết.
"Nếu không bị thúc giục, có lẽ tôi đã định kết hôn ở tuổi 30. Hiện tại, tôi quyết tâm sống cuộc sống độc thân và tự do. Lần nào về cũng phải nghe về chuyện chồng con, lần nào về cũng phải nghe về chuyện mai mối, cuộc sống thật khó khăn!”, cô nói.
Cũng giống như Vân, có không ít bạn trẻ bị bố mẹ “thúc giục” trong cuộc sống, tình yêu và công việc.
Nhiều bậc cha mẹ có thói quen đưa ra quyết định và can thiệp vào cuộc sống của con cái họ. Trên thực tế, mỗi người đều là một tiểu vũ trụ và có quỹ đạo riêng, nếu ai đó ép buộc, đẩy chúng ta ra khỏi quỹ đạo đó của mình, nhịp sống có thể sẽ bị rối loạn.
Mọi người đều cần cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình, vậy tại sao phải đợi cho đến khi bị thúc giục thay vì hoàn thành trước thời hạn?
Trên thực tế, mỗi một người đều có khái niệm thời gian độc đáo của riêng mình, và với những người thích làm chủ cuộc sống của mình, miễn là không ai thúc giục, tôi sẽ hoàn thành nó, tôi không phải là người trì hoãn.
Đông, sinh năm 1990, cũng là một người ghét bị thúc giục.
“Công việc rõ ràng mất 8 giờ để hoàn thành, nhưng thôi thường lùi lại đến 30 phút cuối cùng. Có trời mới biết tôi nghĩ ra được nhiều thứ ra sao vào phút chót, và hiệu quả công việc của tôi cao hơn bình thường ít nhất mười lần.” Đông thừa nhận rằng việc chơi với deadline là chơi với lửa, nhưng nó đã trở thành thói quen của anh, và quan trọng hơn là anh thấy ít nhất, nó hiệu quả chứ không đem lại tác động tiêu cực nào quá lớn.
Tuy nhiên, mỗi khi sếp vô tư hỏi: Tiến độ thế nào rồi? Nó sẽ lại làm niềm đam mê của Đông giảm xuống ngay lập tức.
Những người trẻ như Đông hay như Vân, họ ý thức được sự tự giác, họ biết những gì nên làm và những gì không nên làm, và không sớm thì muộn họ sẽ làm những điều mình nên làm. Nhưng nếu bị thúc giục, tinh thần trách nhiệm sẽ vơi đi, bởi dù sao thì lúc này, công lao cũng là của người khác.
Lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow cho rằng nhu cầu “tự hiện thực hóa” việc gì đó là nhu cầu ở mức cao nhất của con người. Những người như Đông được đánh giá là tiềm năng và sáng tạo hơn những người bình thường.
Khi thời hạn sắp đến, việc hoàn thành công việc dưới áp lực thời gian lớn hết lần này đến lần khác, sẽ thúc đẩy họ không ngừng vượt qua giới hạn, và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Luôn có những người chỉ trích những người như vậy làm việc không đủ chăm chỉ. Thực ra, những người bên trong những người như Đông và Vân đều có một đứa trẻ cứng đầu trong lòng.
Họ không yêu, không cưới, không tổ chức đám cưới, không sinh con đẻ cái, không làm những công việc mà bố mẹ hài lòng... Họ có chủ kiến và không muốn bị người khác chỉ huy.
Không thích bị giục khác với “trì hoãn” và “bướng bỉnh”, và chỉ những người tự tin và có trách nhiệm mới có quyền nói không với người khác.