Học theo cách sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp

V Sam,
Chia sẻ

Dù có diện tích vô cùng khiêm tốn nhưng căn bếp của gia đình vẫn vô cùng tiện dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày nhờ áp dụng phương pháp sắp xếp của người Nhật.

Nhắc đến việc dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp chúng ta sẽ nghĩ ngay đến "nữ hoàng dọn dẹp" Marie Kondo. Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều trong phương pháp dọn dẹp của người Nhật đáng để chúng ta học hỏi. Ví dụ như sử dụng các loại hộp lưu trữ, phân loại lưu trữ và sử dụng dán nhãn...

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 1.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 2.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 3.

Phương pháp dọn dẹp của người Nhật càng thích hợp với những gia đình có không gian sống hạn chế để sinh hoạt hàng ngày càng thêm thuận tiện và thoải mái. Chính vì vậy có không ít gia đình áp dụng phương pháp này, giữ cho mọi không gian sinh hoạt trong ngôi nhà luôn sạch sẽ và ngăn nắp. Căn bếp của gia đình này chính là một ví dụ điển hình.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 4.

Căn bếp có diện tích không quá rộng rãi nhưng sau 9 năm sử dụng, mọi thứ vẫn gọn gàng, sạch sẽ đầy ấn tượng. Nhà bếp thiết kế theo kiểu chữ U lấy sắc trắng làm chủ đạo kết hợp với mặt bàn đá màu be, tạo ảo giác không gian rộng rãi hơn. Ngoại trừ các đồ dùng và thiết bị nhà bếp thường dùng thì trên mặt bàn không có bất kỳ món đồ nào dư thừa cả.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 5.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 6.

Mọi món đồ nhà bếp đều được sắp xếp gọn gàng bên trong các tủ bếp bên dưới. Theo nhu cầu sử dụng, mỗi tủ lại được chia thành các ngăn kéo thông minh, tận dụng triệt để không gian dùng để lưu trữ.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 7.

Bên trong mỗi tủ được chia ra thành nhiều ngăn kéo có chiều cao khác nhau theo ý định sử dụng của người dùng. Mỗi ngăn kéo lại được sắp xếp và phân loại riêng biệt như ngăn để bát, đĩa, ngăn lưu trữ thìa, dĩa, đũa...

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 8.

Đồ dùng nhà bếp được sắp xếp vào các ngăn kéo theo tần suất sử dụng. Ngăn kéo bên dưới dùng đặt xoong nồi và các dụng cụ nhà bếp ít sử dụng. Tầng trên dùng lưu trữ bát đĩa theo chiều dọc để thuận tiện hơn khi lấy dùng hàng ngày.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 9.

Ngăn kéo để đũa, thìa, dĩa được thiết kế phía trong ngăn trên cùng tạo ra một khoảng trống để lưu trữ các loại bát sâu lòng như bát canh, tô trộn salad...

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 10.

Việc sử dụng các ngăn nhỏ để chia ngăn kéo thành nhiều khu vực lưu trữ không chỉ tiết kiệm không gian sử dụng mà còn giúp mọi thứ luôn gọn gàng, ngăn nắp. Cách sắp xếp này cũng thuận tiện hơn với người dùng khi có thể tìm thấy món đồ cần đến trong nháy mắt.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 11.

Bên cạnh việc sử dụng ngăn kéo thì người Nhật còn sử dụng các loại hộp khác nhau để phân loại các món đồ lưu trữ một cách khoa học. Ngay bên dưới nồi cơm điện là tủ để nguyên liệu nấu nướng và các hộp gạo rất thuận tiện. Thùng gạo được bịt kín tránh côn trùng và bị nhiễm ẩm trong quá trình lưu trữ.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 12.

Hộp đựng gạo đi kèm với cốc đong gạo và một hộp nhỏ để đựng loại gạo cũ còn dư, tránh trộn lẫn gạo cũ và gạo mới. Vào những ngày nấu ít cơm, bạn có thể lấy số gạo cũ còn thừa này ra để dùng.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 13.

Tủ bếp phía trên được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp với việc sử dụng hệ tay nâng hạ thông minh. Hệ tay nâng hạ giúp bạn lấy đồ một cách dễ dàng ngay cả khi bạn có chiều cao hạn chế. Đặc biệt trong lúc bạn kéo xuống hay nâng lên thì mọi thứ bên trong vẫn luôn ngăn nắp, không bị xô lệch hay lăn xuống dưới.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 14.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 15.

Các loại hộp dùng phân loại nguyên liệu nhà bếp được lựa chọn với nhiều kích thước đa dạng. Phần giữa hộp lõm sâu để người dùng dễ dàng nhìn được tên nhãn hiệu của từng món nguyên liệu khi cần sử dụng đến. Mọi loại hộp dùng để lưu trữ và phân loại bên trong nhà bếp cũng được lựa chọn với gam màu trắng đồng nhất, tạo cái nhìn thoải mái và cảm giác sạch sẽ cho căn bếp gia đình.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 16.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 17.

Không gian bên dưới bồn rửa cũng được tận dụng triệt để cho nhu cầu lưu trữ. Các loại nước tẩy rửa và dụng cụ cọ rửa, găng ty được sắp xếp rất gọn gàng trong tủ bếp bên dưới bồn rửa. Cách sắp xếp này cũng mang lại cho người dùng nhiều tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Học theo phương phương sắp xếp của người Nhật, căn bếp gia đình gần 10 năm tuổi vẫn cực gọn gàng, ngăn nắp - Ảnh 18.

Theo: House

Chia sẻ