Học cách bảo vệ "vùng kín" khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm

BS. Hoa Hồng,
Chia sẻ

Viêm nhiễm vùng kín tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh dễ tái phát và để lại nhiều di chứng khôn lường: teo hẹp vòi trứng, vô sinh...

Em năm nay 24 tuổi. Gần đây, em gặp rắc rối trong chuyện "quan hệ vợ chồng". Tuần trước, sau khi quan hệ với chồng, em thấy ra rất nhiều dịch, dịch đặc quánh. Tình trạng này kéo dài 4 ngày rồi và vẫn chưa hết. Thậm chí, 2 hôm nay dịch còn ra nhiều hơn (chỉ qua một đêm quần lót đã ướt và bị khô cứng). Không những dịch ra nhiều mà nó còn chuyển sang màu vàng nhạt. Mong bác sĩ có thể cho em một lời khuyên để khắc phục tình trạng này, và liệu em có bị ảnh hưởng gì tới việc sinh em bé không? (Thanh Hường)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Thanh Hường thân mến,

Dịch âm đạo tiết ra là một biểu hiện rất bình thường của cơ thể người phụ nữ. Dịch âm đạo khi tiết ra có tác dụng đẩy các chất bẩn trong âm đạo ra ngoài. Tuy nhiên, dịch âm đạo được coi là khỏe mạnh nếu nó không có mùi hôi, có màu trong hoặc trắng, không gây ngứa hoặc bất kì khó chịu nào khác cho chị em. Một khi dịch âm đạo chuyển sang màu khác (xanh, vàng, có lẫn mủ...) hoặc có mùi hôi... thì chị em cần hết sức chú ý, bởi đó được coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh ở "vùng kín".

Nếu như bạn thấy hiện tượng ra rất nhiều dịch ở thời điểm giữa chu kì thì bạn có thể không phải lo lắng quá, vì bình thường, có nhiều phụ nữ trụng trứng ở giơã chu kì kinh nguyệt và khi rụng trứng, dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn với mức độ đặc hơn. Hơn nữa, nếu "quan hệ vợ chồng" vào những ngày này thì càng tạo ra nhiều kích thích, lượng dịch âm đạo càng tiết ra nhiều.

Học cách bảo vệ
Chị em nên đi khám phụ khoa để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu dịch này chuyển sang màu vàng, ra nhiều ngay cả khi bạn không có "quan hệ vợ chồng" và làm bạn khó chịu thì bạn nên đi khám phụ khoa để bác sĩ lấy dịch làm xét nghiệm xem đó có phải do viêm hay không.

Viêm nhiễm vùng kín tuy không gây hại trực tiếp đến tính mạng nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt cá nhân. Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm, bệnh dễ tái phát và để lại nhiều di chứng khôn lường: teo hẹp vòi trứng, vô sinh...

Bạn nên đến các cơ sở chuyên sản, phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Mặc dù là một trong những căn bệnh khá phổ biển ở chị em phụ nữ nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa viêm nhiễm "vùng kín" theo những cách sau:

- Không tự ý thụt rửa âm đạo quá sâu
- Đi vệ sinh và rửa ngay sau khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo
- Làm sạch các thiết bị xâm nhập vào âm đạo
- Không sử dụng xà phòng sát khuẩn
- Làm đúng nguyên tắc lau từ trước ra sau
- Không mặc quần áo (đặc biệt quần lót) chật hay ẩm ướt
- Thực hành tình dục an toàn
...

Chúc bạn mau khỏi bệnh!


Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về email: suckhoe@afamily.vn




Một biểu hiện khác của viêm nhiễm "vùng kín" là cảm giác đau khi đi tiểu 
Học cách bảo vệ
Chia sẻ