Hiệu ứng Diderot và "căn bệnh" đáng sợ mà đa số chị em đều mắc phải: Shopping nhoay nhoáy mặc kệ đúng sai!

Min,
Chia sẻ

Khởi nguồn từ hàng trăm năm trước, ngày nay hiệu ứng Diderot đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhất là trong cộng đồng chị em phụ nữ.

Có bao giờ chị em phụ nữ tự hỏi, tại sao chúng ta lại cuồng việc mua sắm đến thế trong khi trước đây, gần như ai cũng từng "thề thốt" rằng sẽ chẳng bao giờ hoang phí, bỏ tiền ra chi cho những thứ không thật sự tối cần thiết cho nhu cầu của bản thân? Xin chị em đừng vội buồn bã hay tự trách rằng mình không còn như xưa, bởi đây không chỉ là vấn đề của riêng ai. Căn bệnh nghiện shopping này bắt nguồn từ một câu chuyện thú vị có thật như sau:

Vị triết học gia bần cùng, chiếc áo choàng đỏ và hiệu ứng Diderot

Nổi tiếng với vai trò là đồng tác giả của bộ Bách khoa toàn thư Encyclopédie, tuy nhiên, vì không màng đến vật chất nên vị triết gia người Pháp có tên Denis Diderot gần như đã sống cả đời trong nghèo khó. Mãi đến năm 1765 khi 52 tuổi, Diderot mới hiểu thế nào là khốn khổ khi trong tay chẳng có gì, ông không có tiền để chuẩn bị quà sính lễ cho con gái theo chồng.

190304_r33806

Đáng mừng thay, khi nghe tin về sự nghèo khó của một con người tài giỏi, Nữ hoàng Catherine Đại Đế của nước Nga đã đề nghị mua lại toàn bộ thư viện của Diderot với giá 1.000 bảng Anh (xấp xỉ 50.000 USD vào năm 2015). Thế là nhanh chóng, Diderot trở nên giàu có. Không lâu sau, Diderot còn rút hầu bao của mình để mua một chiếc áo choàng tuyệt đẹp màu đỏ tươi. Và cũng chính chiếc áo choàng này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.

Khi mang chiếc áo choàng về nhà, Diderot chợt nhận ra mọi thứ trong căn nhà của mình không phù hợp với món đồ "sang xịn" vừa mua. Chúng không xứng đáng để xuất hiện cùng với chiếc áo choàng. Thế là Diderot vận hết tiềm lực về kinh tế để mua sắm lại toàn bộ vật dụng trong nhà. Một món, hai món, ba món rồi lại bốn món, cứ thế Diderot dần dần rơi vào vòng xoáy mua sắm không hồi kết chỉ với lý do muốn mọi thứ trong nhà phải thật hòa hợp, xứng tầm với nhau.

p06xj8hf

Cuối cùng, chính từ sự hoang phí này, Diderot lại một lần nữa rơi vào cảnh khốn khó. Và hành vi mua sắm điên cuồng của ông được biết đến với tên gọi "Hiệu ứng Diderot". Theo hiệu ứng này, việc sở hữu một món đồ mới thường tạo ra tâm lý mua sắm nhiều hơn nữa, xong dẫn đến "vòng xoáy mua sắm" khiến chúng ta tiêu tiền vào những thứ mình không thật sự cần.

Hiệu ứng Diderot thời hiện đại: "Căn bệnh" đa số chị em đều mắc phải

Khởi nguồn từ hàng trăm năm trước, ngày nay hiệu ứng Diderot đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, nhất là trong cộng đồng chị em phụ nữ. Ví như chị A vừa lãnh lương, tự nhủ chỉ thưởng cho mình một chiếc váy trong tháng này thôi, không mua vặt vãnh tốn tiền. Tuy nhiên khi mặc chiếc váy mới vào người, chị cảm thấy các phụ kiện cũ mèm đi kèm của mình không đồng bộ lắm. Thế là chị nhanh chóng mua thêm một đôi bông tai mới, một đôi giày mới, một cái túi xách mới,...

image-from-ios

Ngoài ra, các nhãn hàng thời trang bình dân cũng nhanh chóng "lợi dụng" hiệu ứng Diderot của phần đông chị em phụ nữ nghiện shopping để hình thành chiến lược kinh doanh "ăn liền". Cụ thể, các nhãn hàng này lập ra chiến lược để kích thích chị em thuận theo tiếng gọi mua sắm của con tim theo 3 bước:

1. Phá bỏ rào cản về tài chính, giảm giá bán xuống mức mà hầu hết chị em nào cũng sẵn sàng chi tiền ra mua, khỏi đắn đo lo âu mất thời gian.

2. Tốc độ ra hàng nhanh chóng mặt, bổ sung hàng mới liên tục, cập nhật xu hướng liên tục.

3. Hạ thấp chất lượng sản phẩm, giảm tuổi thọ của mỗi món đồ bán ra khiến cho chị em sử dụng… mau cũ.

f

Chiến lược phía trên giúp tạo ra một cơn xoáy mà chị em lỡ sa chân vào thì đừng hòng rút ra. Hôm nay mua món này, ngày mai món mới đã xuất hiện, chị em liền chi tiền mua tiếp với tâm lý "ôi hàng này rẻ mà, có bao nhiêu đâu mà lo". Sau một thời gian, do chất lượng kém, những món đồ ấy trở nên thật xấu xí tàn tạ - đây tiếp tục là một lý do khiến chị em lại rút ví nối dài "sự nghiệp" shopping không hồi kết của mình. Chẳng bao lâu sau nhìn lại, tủ đồ đã chật kín nhưng thật bất ngờ. Trong đó chỉ toàn là mớ vải vóc tệ hại không khác gì… giẻ lau.

Nhiều người nhận định, hiệu ứng Diderot đã phản ánh rõ nét hơn về xu hướng tự nhiên của cuộc sống, đó chính là sự tích lũy: chúng ta hiếm khi nghĩ đến việc đơn giản hóa, loại bỏ hoặc giảm bớt, mà thay vào đó là luôn tích lũy, thêm vào, nâng cấp và tạo ra thêm.

IMG_8203

Làm cách nào để vượt qua được cám dỗ mang tên "hiệu ứng Diderot"?

Để giải đáp cho câu hỏi này, xin mời chị em tham khảo các cách dưới đây:

1. Bớt tiếp xúc với quảng cáo bằng cách hủy nhận các email quảng cáo, chặn các trang web mua sắm yêu thích, thậm chí là từ bỏ thói hẹn hò rủ rê bạn bè đến những trung tâm mua sắm.

2. Mua các món đồ phù hợp với những thứ có sẵn trong nhà. Ví khi đi mua váy đầm thì lựa bộ nào phù hợp cho những món phụ kiện đã có sẵn trong tủ như giày dép, túi xách, trang sức. Đừng làm điều ngược lại, kẻo lại bị cuốn theo cơn bão shopping.

BQ6ZS5UTUAI6TNPHZB2RCOZRIM

3. Hãy cân nhắc về mục đích sử dụng. Ai cũng muốn mình có thật nhiều thứ, nhưng đến khi mua về lại ít khi đụng đến hoặc bỏ ngang giữa chừng. Vì thế trước khi quyết định mua thứ gì hãy cân nhắc xem chúng có thật sự tối cần thiết cho cuộc sống của mình hay không? Thiếu nó mình có gặp sự cố gì không? Nếu không hãy để dành tiền chi cho việc khác.

4. Nghiêm khắc với bản thân bằng cách tự đặt ra thử thách không mua sắm trong một tháng hoặc hai tháng. Trong thời gian đó, có cần thứ gì mà trong nhà không có thì hãy đi mượn. Nghiêm khắc với bản thân cũng là một cách tốt để bạn kiềm hãm thói quen mua sắm vô tội vạ của mình.

Chia sẻ