Hiểu thêm về 8 loại hình thông minh ở trẻ

Admicro,
Chia sẻ

Sự thông minh của trẻ có thể là năng lực về logic - toán học, năng khiếu về từ vựng – ngôn ngữ, khả năng về thị giác – không gian, về cơ thể, âm nhạc, nội tâm, tương tác giữa người với người, về thiên nhiên…

Hiểu thêm về 8 loại hình thông minh ở trẻ 1

Chủ biên: Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Chuyên khoa 1 – Nhi Khoa,
Trung tâm Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh.

Mỗi đứa trẻ sinh ra thường có những tố chất, thiên hướng riêng mà nếu được phát triển và bồi dưỡng một cách định hướng thì trẻ sẽ thành công trong công việc và cuộc sống. Kết quả học tập thường không đánh giá chính xác mức độ thông minh của trẻ, vì học tập chỉ là một phần năng lực của bé. Vì vậy, theo giới chuyên môn, việc đánh giá sự thông minh của trẻ em không phải chỉ dựa vào chỉ số IQ (Intelligence Quotient) mà còn phải xem xét các năng lực khác. Đó là quan điểm về sự đa dạng các kiểu thông minh ở trẻ em.

Mỗi đứa trẻ đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng kiểu thông minh khác nhau. Mức độ cao hay thấp thể hiện ưu thế hay hạn chế của cá nhân trong lĩnh vực đó. Vì vậy vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ nên tìm hiểu, phát hiện những thiên hướng bẩm sinh của trẻ để phát triển, đồng thời cải thiện những mặt còn yếu kém. Điều quan trọng là mức độ thông minh có thể tăng thêm hoặc giảm đi tùy vào điều kiện trao dồi của trẻ.

- Năng lực tư duy: Trẻ có khả năng phân tích, tổng hợp, nhận định logic, khoa học và có trí nhớ tốt. Trẻ sẽ dễ thành công trong lĩnh vực toán học khoa học, tin học, thiên văn, …

- Năng lực ngôn ngữ: Trẻ nhạy bén, chính xác và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, có kỹ năng nói và viết, đồng thời có trí tưởng tượng phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện lôi cuốn. Những tố chất này giúp trẻ thành công trong ngành văn học, ngôn ngữ học, luật sư…

- Năng lực biểu diễn: Trẻ có khả năng điều khiển những bộ phận trên cơ thể như mắt, miệng, tay, chân…; khéo léo và uyển chuyển trong động tác, có thể diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Phù hợp các ngành biểu diễn như diễn viên, vũ công, vận động viên.

- Năng lực âm nhạc: Trẻ nhạy cảm với âm thanh và tiết tấu, phân biệt và ghi nhớ các giai điệu, thường ưa thích bắt chước thể hiện hoặc sáng tạo các tổ hợp âm, thích hợp môi trường âm nhạc như ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công…

- Năng lực thị giác: Trẻ có năng khiếu về hội họa, có cảm giác tốt và chuẩn xác về không gian, bố cục, tọa độ và yêu thích việc xếp hình hoặc chế tạo vật thể. Phù hợp các ngành họa sĩ, kiến trúc sư, thủy thủ hay phi công.

- Năng lực tương tác: Tinh tế và nhạy cảm trong việc nhìn nhận, đánh giá con ngừơi và sự việc, nắm bắt cảm xúc của ngừơi khác, có khả năng tổ chức, thuyết phục và gây ảnh hưởng, những trẻ này có tiềm năng làm nhà giáo, bán hàng, tư vấn, chính trị gia…

- Năng lực nội tâm: Am hiểu cảm xúc và hành vi, thường suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập tốt, nhìn nhận sự việc ý nghĩa sâu sắc…Những người này có khả năng trở thành triết gia, thần học.

- Năng lực thiên nhiên: Trẻ thích tìm hiểu các vật thể trong thế giới tự nhiên, hay tò mò quan sát và nắm bắt, học hỏi rất nhanh về cây cối và động vật, yêu thích các hoạt động ngoài trời Họ dễ thành công nếu theo lĩnh vực sinh học, môi trường, y học…

 
Hiểu thêm về 8 loại hình thông minh ở trẻ 2
 

Cha mẹ cần hỗ trợ và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường bên ngoài một cách chọn lọc để phát hiện và bồi dưỡng các khả năng của trẻ thay vì quá khép kín trong gia đình. Khi còn nhỏ, không nên bồng bế trẻ quá nhiều mà nên để trẻ tự do hoạt động trên nền đệm mỏng vững chắc và an toàn để tập bò, tập đi tốt; đồng thời khuyến khích mọi người nói chuyện nhiều với trẻ. Trẻ 4-5 tuổi thì nên mua sách tô màu. Đọc truyện hay kể chuyện cổ tích trước giờ ngủ cũng là biện pháp giúp trẻ học, cân bằng tâm lý và phát triển trí tuệ.Trẻ lớn thì cho tiếp cận đa dạng loại hình như học đàn, hát, họa, Ngoại ngữ, võ thuật…và theo đuổi nếu trẻ thích thú, say mê và tỏ ra có năng khiếu về lĩnh vực nào đó. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận nhiều với môi trường, tự do thể hiện năng khiếu để phát hiện và bồi dưỡng, trao dồi các khả năng của trẻ một cách tốt nhất.

Khi phát hiện và có kế hoạch phát huy tiềm năng của trẻ một cách có định hướng, việc dạy dỗ và học tập sẽ hoàn toàn tự nhiên và hào hứng như sở thích của trẻ chứ không áp lực nữa. Để giúp trẻ phát huy được tiềm năng sẵn có đó một cách tối ưu, cần có một sự phát triển thế chất và trí tuệ cân bằng như một nền tảng vững chắc để trẻ phát huy nội lực tiềm tàng bên trong. Đây là “Tác động kép cho sự phát triển cân bằng”, sự tác động kép đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, học tập, vui chơi hợp lý đa dạng.

 Để biết thêm thông tin chi tiết, thao khảo tại: http://on.fb.me/TXtVtA.

Chia sẻ