Hậu phi Việt Nam (P4): Hoàng Quý Phi, người vợ vàng trong cát của vua Duy Tân

Anh Đào,
Chia sẻ

Như đãi cát tìm vàng, cuối cùng thì vua Duy Tân cũng tìm được người vợ hiền và nhân hậu của cuộc đời mình.

Bà Mai Thị Vàng sinh năm sinh năm 1899, tại thôn Kim Long, tỉnh Thừa Thiên và là con gái của thầy dạy chữ cho vua Duy Tân. Bà trở thành Hoàng quý phi của nhà vua năm lên 17 tuổi và sau đó rất được nhà chồng yêu quý. Tuy vậy, cuộc đời bà Mai Thị Vàng cũng không hạnh phúc được bao lâu và phải sống cảnh cuối đời cô đơn.

Như trong bài trước đã đưa, vua Duy Tân trước bà Vàng đã có mối tình sâu đậm với cô gái tên Hồ Thị Chỉ. Vì một lý do bất ngờ mà con tạo đã được xoay vần, bà Mai Thị Vàng đến với vua Duy Tân như một cái duyên trời tạo.

Vợ của vua Duy Tân
Hồ Thị Chỉ, mối tình đầu sâu đậm của vua Duy Tân nhưng lại không đến được với nhau vì nhiều lý do.

Chuyện đãi cát tìm vợ vàng của vua Duy Tân

Tương truyền, vua Duy Tân khi lên ngôi tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã thể hiện rõ bản lĩnh thông minh, cương trực, không kém phần cứng rắn và vô cùng yêu nước của mình.

Khi đến tuổi lấy vợ, chiếu theo lệ cũ do vua Minh Mạng đặt ra, nhà vua không lập hoàng hậu mà chỉ nạp phi, nghĩa là tuyển cung phi vào nội điện. Trong số rất nhiều cô gái được gửi hình ảnh vào cung, vua Duy Tân không ưng ai và nói với mẫu hậu của mình rằng đã muốn nên gia thất với một người con gái khác.

Trước đó, trong một lần tình cờ nhìn thấy cô con gái lớn của người thầy Mai Khắc Đôn, vua Duy Tân đã nghĩ rằng đây sẽ là ý trung nhân của mình. Người thậm chí còn ví chuyện tha thẩn chơi cát ở bãi biển Cửa Tùng chính là đang đãi cát tìm vàng, cũng giống như chuyện chọn vợ giữa trăm ngàn mỹ nhân được dâng lên.

Vợ của vua Duy Tân
Bức chân dung hiếm hoi còn sót lại của Hoàng quý phi Mai Thị Vàng.

Vua Duy Tân đã cho ông Mai Khắc Đôn, là cha của bà Mai Thị Vàng biết lý do cuộc hôn nhân này như sau: Vì công ơn của thầy dạy tôi, nay tôi xin làm con rể của thầy để trả ơn. Vua bảo, thầy Đôn khác với nhiều thầy, thầy không chỉ dạy chữ cho con mà còn dạy con biết thương dân thương nước, biết trọng kẻ trung thần, xa lánh bọn nịnh thần, vua tin là cô Vàng cũng được bố dạy như thế.

Lễ nạp phi được diễn ra một cách trang trọng. Cô dâu mặc áo rộng, đội khăn vành, hai món nữ trang này được đem đến khi nạp lễ và được đựng trong một cái hộp phủ khăn điều, ngoài ra còn có cau lồng, rượu ché…, là những thứ vật phẩm quý giá thời bấy giờ.

Trước lễ nạp phi, trong nội cung có sai thị vệ đem ra nhà cô dâu 20 nén bạc, mấy nén vàng, cùng 20 cây sô, sa gấm, nhiễu đủ màu, mấy nén vàng dùng để làm đồ nữ trang và vật dùng cho cô dâu như gương, lược, hộp đựng phấn sáp...

Hoàng quý phi được vua rất mực yêu thương

Bà Mai Thị Vàng rất được Duy Tân yêu thương, thường cho ngồi ăn chung - điều trái với điển lệ triều Nguyễn, vốn quy định các bà vợ vua không được ngồi cùng mâm với vua. Điều này đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên nhưng không có ai dám phản đối.

Khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp không thành, vua Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion thuộc Pháp trên Ấn Độ Dương. Đi cùng vua có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Hoàng phi Mai Thị Vàng và em ruột. Lúc theo chồng lên đường, bà Mai Thị Vàng đã có mang 3 tháng và bị sẩy thai. Sau hai năm ở đảo Réunion, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bị đau ốm luôn. Bà cùng mẹ chồng là bà Định cùng em ông trở về Tổ quốc.

vua Duy Tân
Vua Duy Tân khi bị đi đày ở đảo Réunion.

Vua Duy Tân sau đó cho phép bà Mai Thị Vàng được đi bước nữa nhưng bà đã nói rằng, bà là con nhà nề nếp thì dầu thế nào cũng phải giữ danh giá. Vẫn biết tuổi trẻ chưa dám chắc ở mình, nhưng bây giờ có nói đến việc gì cũng là khó cho nên quyết tâm ở giá.

Khi ở đảo Réunion, vua Duy Tân vẫn thường gửi thư về cho bà. Năm 1925, Duy Tân đã gửi thư về cho hội đồng tộc kèm giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin Hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác. Khi đó, bà mới 27 tuổi nhưng cương quyết thủ tiết với chồng cho đến ngày qua đời năm 1980 tại chính nơi bà sinh ra.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ