Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm

H.H,
Chia sẻ

Dù đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều trường học trên cả nước vẫn chưa mở cửa trở lại. Làm thế nào để vừa đi làm vừa quản lý con cái đang nghỉ dịch tại nhà là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Tuy nhiên, với các bà mẹ thông thái, không có gì không thể giải quyết.

Nhà là nơi để sáng tạo

Việt Nam đã nới rộng giãn cách xã hội từ ngày 23/4 khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Song phần lớn các trường học tại Hà Nội và TP.HCM vẫn chưa mở cổng trường trở lại, đặc biệt là khối mầm non và tiểu học. Sự bất tiện của nhiều gia đình là: Bố mẹ đã phải quay lại công sở nhưng các con vẫn phải tự “giãn cách xã hội” tại nhà.

Với những đứa trẻ tuổi mẫu giáo và tiểu học, việc ở trong nhà dài ngày thực sự dễ khiến chúng cuồng chân, dẫn tới “bùng nổ” cảm xúc, nhất là khi cha mẹ không tạo ra được một không gian thân thiện bên cạnh sự an toàn.

Tuy nhiên, không có gì là không thể giải quyết. Những người phụ nữ tạm dừng yêu bếp nghiện nhà để trở lại guồng quay công việc hầu như đều biết cách duy trì sự cân bằng cho các con theo những cách riêng của mình.

Chị Nguyễn Thu Hằng (30 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa đón hai con và bà ngoại từ Nam Định lên 1 tuần nay. Cả gia đình xa nhau hơn 1 tháng vì lệnh giãn cách xã hội giờ được đoàn tụ. Việc đầu tiên của chị Hằng trước khi đón con lên là làm mới căn nhà của mình.

“Đầu tiên là tháo tivi ra mang lên kho để”, chị Hằng chia sẻ. Nói về quyết định này, chị Hằng cho biết đó là giải pháp “cả nhà cùng vui”. “Nếu vẫn để tivi, lịch trình của ba bà cháu tại nhà sẽ là: ngủ dậy, xem tivi, ăn sáng, xem tivi, ăn trưa, xem tivi, ngủ trưa, xem tivi. Hai con đều tuổi mẫu giáo nên được bà cưng chiều, ít khi từ chối. Hơn nữa, chúng xem tivi thì bà mới có thời gian dọn dẹp.”, chị Hằng bày tỏ.

Chị Hằng cũng kỳ công lên một thời gian biểu chi tiết cho hai con với đầy đủ giờ giấc ăn, chơi, ngủ, học tập và mỗi ngày đều có những hoạt động khác nhau mà chị Hằng gọi đó là Thử thách trong ngày. 

Theo đó, buổi sáng chị nhờ bà kết thúc bữa sáng cho lũ trẻ trước 8h30 trước khi bắt đầu dụ chúng vào “Thử thách”. 

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 2.

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 3.

Các hoạt động vui chơi ở nhà của các con chị Hằng.

“Ngày đầu tiên là thử thách ngắm hoa. Ba bà cháu sẽ lên sân thượng giặt đồ, tưới cây, sau đó là ngắm hoa. Bà hỏi hai cháu về màu sắc từng bông hoa, học đếm số cánh hoa quay vòng từ 1-5 hoặc từ 1-10, rồi ghé sát hít hà xem mùi thơm của từng loại hoa. Cả tối hôm đó, hai đứa khoe chiến công ngắm hoa đến tận 10 giờ đêm. Nghe các con nói mà tôi cũng ngạc nhiên vì chúng đã học được quá nhiều điều với bà ngoại, từ màu sắc, hương thơm, tên loài hoa, cách tưới nước… Bà bảo, buổi ngắm hoa của bọn trẻ kéo dài 2 tiếng đồng hồ mà chúng vẫn hào hứng còn muốn nán lại sân thượng chơi thêm”, chị Hằng vui vẻ kể.

Những ngày tiếp theo là Thử thách trồng cây, Thử thách giặt quần áo bằng tay, Thử thách lau giường tủ, Thử thách nhặt rau, Thử thách nặn bánh… Những thử thách mà chị Hằng tin đứa trẻ nào cũng mê, vì được làm việc nhà như người lớn mà lại vui như đang chơi.

Vào các buổi chiều, chị Hằng in sẵn các bài hướng dẫn làm đồ thủ công, mỹ thuật để bà cùng hai nhóc thoải mái sáng tạo. Có ngày trời đẹp thì bà dẫn ra ngoài đi dạo bộ, nhặt lá cây về nhúng màu nước làm tranh in hay nhặt sỏi đá về gắn lên miếng gỗ. Lũ trẻ hào hứng vì mỗi hôm là một trò mới, không bao giờ nhàm tẻ.

“Có khi kết thúc đợt nghỉ học tránh dịch kéo dài này, nhà tôi sẽ thành một không gian sưu tập đủ thứ đồ thủ công bắt mắt. Dù những thứ các con làm rất nhem nhuốc, vụng về nhưng rất đáng yêu và là kỷ niệm đáng nhớ của tuổi thơ”, chị Hằng thổ lộ.

Mỗi ngày ở nhà là một ngày vui

Không giống chị Hằng, chị Mai Tuyết Hoa (36 tuổi, Mỗ Lao, Hà Đông) không có ông bà hỗ trợ trong khi có ba đứa con: Cậu cả lớp 6, cô hai lớp 1 và cậu út hơn 4 tuổi. Đều đặn các ngày trong tuần, hai con lớn phải học trực tuyến qua Google Meet thời khóa biểu của trường. “May là anh học buổi sáng, em học buổi chiều, nên anh có thể hỗ trợ cho em gái lớp 1 mà không cần có bố mẹ ngồi cạnh”.

Để tránh việc các con ở nhà với nhau không tuân thủ nề nếp, chị Hoa bảo hai con tự viết thời gian biểu sinh hoạt, đưa mẹ duyệt trước khi gắn lên bảng để thực hiện theo.

“Sáng 7h dậy, ăn sáng, sau đó anh lớn lớp 6 đi thu gom quần áo bỏ máy giặt để giặt. 8h kém 5 thì mở máy tính vào học trực tuyến đến 11h30. Trong lúc anh học trực tuyến thì em gái lớp 1 làm các phiếu bài tập, cái gì không hiểu thì đánh dấu, chờ anh giải lao thì hỏi anh. Còn em út làm đồ thủ công. Kết thúc buổi học, anh đi cắm cơm, luộc rau, đun nóng thức ăn mẹ đã chuẩn bị sẵn rồi ba anh em ăn. Ăn xong thì cùng nhau rửa bát, dọn bàn ăn, phơi đồ và đi ngủ. 

2h kém 10 phút chiều, anh lớn gọi hai em dậy uống sữa, sau đó là hỗ trợ em lớp 1 học trực tuyến. Cậu út được cùng anh trượt patin, chơi lego, vẽ tranh. Ngoài ra còn thời gian đọc sách bắt buộc của hai anh chị lớn, tự sắp xếp xen kẽ để vừa đủ thời gian đọc, vừa đủ thời gian chơi”, chị Hoa chia sẻ về bảng thời gian biểu của ba con.

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 5.

Con trai của chị Hoa thích thú chơi trong căn nhà mô hình do mẹ làm.

Chị Hoa cũng cho hay, điều quan trọng để bọn trẻ không chán là cho chúng được bày bừa và giữ rác trong nhà. Vỏ hộp bánh kẹo bằng bìa cứng, hộp thiếc, chai lọ nhựa, que kem được giữ lại hết. Vì theo chị, cậu bé út như phần lớn những đứa trẻ mẫu giáo khác, sẽ thích chơi những món đồ này hơn là đồ chơi đắt tiền. “Chúng được quăng, được bóp méo, được bôi bẩn, được vo viên, và nhờ thế được thỏa sức khám phá sáng tạo. Còn ô tô, robot, siêu nhân thì chỉ cầm một lúc là chán thôi”, chị Hoa lý giải.

Chị cũng lấy vỏ hộp máy giặt làm một ngôi nhà carton cho cậu út có chỗ “chui ra chui vào” lúc anh chị học và một giỏ đồ thủ công không thiếu món nào để ba anh em chơi với nhau vào thời gian nghỉ sau 4g chiều. Từ giấy màu, bìa cứng, kéo, súng bắn keo, keo sữa, màu nước, hạt gỗ, ruy băng… 

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 6.

Những dòng ghi chú công việc hàng ngày của các nhóc tỳ.

“Ngày nào đi làm về, căn phòng học cũng như một bãi chiến trường. Nhưng tôi không lấy làm phiền vì yên tâm là các con đã có một ngày vui thỏa sức. Tôi quy định rất rõ, các con chơi gì cũng được, bày gì cũng được, miễn là trước 9g tối trả về hiện trạng gọn gàng ban đầu, sau đó cả nhà cùng xem phim với nhau rồi đi ngủ”.

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 7.

Cũng Hoa cũng hồ hởi khoe, nhờ đợt nghỉ dịch này mà anh lớn đã dạy em út trượt patin, đi xe đạp hai bánh, dù không gian chỉ gói gọn ở tầng hai 40m2. 

Đồ thủ công và lịch làm việc nhà có lẽ là giải pháp mà rất nhiều bà mẹ áp dụng với thời gian biểu “Tết Covy” của các con như hai chị Nguyễn Thu Hằng và Mai Tuyết Hoa. Quả là, chỉ cần một sự chuẩn bị kĩ càng và chút sáng tạo nhỏ, các bà mẹ dễ dàng biến những ngày ở yên trong nhà của các con trở nên bận rộn và hạnh phúc hơn.

Kể từ ngày 14/4/2020, nền tảng TMĐT chính thức triển khai cung cấp "Thực phẩm tươi sống", đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng với dịch vụ giao hàng nhanh chỉ trong 2 giờ tại đây.

Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp uy tín tham gia cung cấp các thực phẩm tươi sống trên Lazada như Meat Deli, Mega Việt Phát, Foodmap, Hiệp Nông, Lothamilk, Gạo A An, Nấm sạch Rica, Ích hữu… Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm khác tiếp tục tham gia cùng Lazada.

Chương trình đang triển khai tại TP. Hồ Chí Minh và sẽ tiếp tục được mở rộng đến Hà Nội và các tỉnh thành khác trong thời gian sắp tới. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tải ứng dụng Lazada hoặc truy cập website: www.lazada.vn

Hậu giãn cách xã hội: Đây là thời gian biểu mẹ lên cho con khi ở nhà để yên tâm đi làm - Ảnh 8.


Chia sẻ