Hành trình "tìm con" từ Nam ra Bắc của cặp vợ chồng U50: Sau gần 10 lần chuyển phôi thất bại, niềm vui gõ cửa đúng kỷ niệm 17 năm ngày cưới

Đậu Đậu,
Chia sẻ

"Lần đầu bế con trên tay, hai vợ chồng không kìm nổi nước mắt, nghe tiếng con khóc mà cứ như một giấc mơ vậy", chị Thủy xúc động kể về khoảnh khắc thiêng liêng khi con chào đời.

Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn chưa bao giờ là dễ dàng, đã có lúc họ cảm thấy tuyệt vọng vì thất bại quá nhiều lần, sợ phải nhìn "que thử thai", sợ những cái lắc đầu của bác sĩ. Nhưng bằng khát khao cháy bỏng được bế trên tay con yêu bé bỏng, họ đã vượt qua tất cả để vững tin, kiên trì đến cùng trên hành trình đó.

Nên duyên vợ chồng đã hơn 17 năm, lẽ ra gia đình chị Nguyễn Thị Thu Thủy (1984) và anh Nguyễn Huy Cận (1979), quê Ninh Bình đã phải có con cái đề huề. Thế nhưng mãi tận năm 2022, ở độ tuổi U50 cặp vợ chồng mới lần đầu được tận hưởng cảm giác vỡ òa khi nghe tiếng khóc chào đời của con.

Gần 10 lần chuyển phôi thất bại và hành trình từ Nam ra Bắc "tìm con" vô cùng gian nan

Vào năm 2005, chị Thủy và anh Cận chính thức về chung một nhà. Nghĩ rằng cả hai vẫn còn trẻ, cộng thêm kinh tế còn khó khăn nên họ bàn nhau tạm gác lại thiên chức làm cha mẹ. Thế nhưng 3 năm sau, khi vợ chồng chị Thủy đã sẵn sàng để có thêm thành viên mới thì chờ bao lâu vẫn chưa thấy "hai vạch".

Vào năm 2005, chị Thủy và anh Cận chính thức về chung một nhà.

2 năm tiếp theo sống trong sự hy vọng rồi thất vọng, cặp vợ chồng quyết định lặn lội từ Ninh Bình vào TP. Hồ Chí Minh để thăm khám. Tại đây, bác sĩ kết luận anh Cận bị tắc ống dẫn tinh nên dẫn tới muộn con. Để điều trị, bác sĩ chỉ định anh thực hiện mổ nối ống dẫn tinh đồng thời thu tinh trùng từ tinh hoàn và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đó là lần IVF đầu tiên của hai vợ chồng, dù cuộc phẫu thuật nối ống dẫn tinh cho anh Cận không thành công nhưng anh chị cũng tạo được 7 phôi.

Trong suốt 3 năm từ 2011 tới 2014, gia đình chị Thủy dành hầu hết thời gian đi lại giữa hai miền Nam – Bắc để thăm khám và chuyển phôi. Nhưng số phận như trêu đùa với chị, 5 lần chuyển phôi cũng là 5 lần chị thấp thỏm hy vọng rồi lại thất vọng tràn trề khi cầm trên tay kết quả thông báo chị... không đậu thai thành công.

Năm 2018, chị Thủy và anh Cận tìm tới khám và điều trị tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Lần này, kết quả ngay bước đầu đã khả quan hơn, anh chị tạo được 20 phôi và có nhiều cơ hội chuyển hơn. Sau 3 lần không có beta, người phụ nữ 34 tuổi ấy vẫn kiên trì trên hành trình và rồi vỡ òa hạnh phúc khi lần thứ 4 chuyển phôi. Bác sĩ vui mừng thông báo đã có một mầm sống nhỏ đang dần hình thành trong cơ thể chị.

"Trái ngọt" của vợ chồng chị Thủy sau 17 năm kết hôn.

Niềm vui ấy không được bao lâu, tuần thứ 12 hai vợ chồng nghe tin sét đánh - thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể số 21 (hội chứng Down). Dù đã được bác sĩ tư vấn không nên giữ lại con nhưng với cặp vợ chồng hiếm muộn này thì "ông trời cho mình con nào mình nuôi con đấy", họ vẫn quyết định giữ con lại với mình.

Tới tuần thai thứ 29, chị Thủy được bác sĩ chỉ định mổ chủ động vì đã cạn nước ối. "Khi ấy con sinh ra chỉ được 700gram nhưng chỉ sau 10 ngày là con mất" - chị Thủy nghẹn ngào nhớ lại kỷ niệm buồn.

Làm cha mẹ tuổi U50 vào đúng ngày kỷ niệm 17 năm ngày cưới

Nỗi đau đớn vì mất con sau nhiều năm chạy chữa đã có lúc khiến vợ chồng chị Thủy gục ngã, nhưng rồi niềm mong mỏi được có con, ôm con lại trở lại mãnh liệt. Nhờ sự động viên của gia đình, vợ chồng chị quyết định nghỉ ngơi một năm trước khi tiếp tục chuyển phôi.

Tháng 4/2021, hai vợ chồng quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để chuyển phôi lần thứ 4. 14 ngày chờ đợi kết quả là 14 ngày cả hai vợ chồng chị Thủy và đội ngũ y bác sĩ hồi hộp mong chờ.

"Ông trời thật chẳng phụ lòng người, một lần nữa, con đã đến với hai vợ chồng mình", chị Thủy chia sẻ.

Cầm tờ kết quả thông báo có thai trên tay, hai vợ chồng không giấu được niềm hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì phải chuẩn bị bước vào hành trình 9 tháng 10 ngày vất vả.

Và điều gì đến cũng sẽ đến, cuộc gặp gỡ định mệnh đã tới sau 17 năm trời. Ngày 22/01/2022, tròn 17 năm ngày cưới, chị Thủy và anh Cận hạnh phúc vỡ òa đón con trai. Bé Nguyễn Mạnh Khang ra đời khỏe mạnh ở tuần thứ 36. Đó là món quà cưới ý nghĩa nhất, tuyệt vời nhất mà họ đã "tìm thấy" sau gần 20 năm nỗ lực tìm kiếm và gần 10 lần chuyển phôi thất bại.

"Lần đầu bế con trên tay, hai vợ chồng không kìm nổi nước mắt, nghe tiếng con khóc mà cứ như một giấc mơ vậy", chị Thủy xúc động kể về khoảnh khắc thiêng liêng khi con chào đời.

Vậy là cuối cùng, chặng đường tìm con đầy chông gai của gia đình chị Thủy đã thu về trái ngọt tuyệt vời là một thiên thần nhỏ kháu khỉnh, đáng yêu. Họ hạnh phúc và biết ơn các bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội vô cùng, bởi nhờ có các bác sĩ sau gần 20 năm vất vả ngược xuôi với bao nước mắt cuối cùng gia đình họ đã có được hạnh phúc trọn vẹn bên con yêu.

"Vợ chồng mình vẫn còn phôi trữ đông, tháng 6 này nhà mình sẽ quay lại bệnh viện để khám và dự định chuyển thêm phôi lần nữa mong cho bé Khang có thêm anh em", chị Thủy chia sẻ trong nghẹn ngào hạnh phúc về dự định của mình.

Cùng chúc cho tổ ấm nhỏ của chị Thủy, anh Cận sẽ luôn bình an, hạnh phúc!

Thấu hiểu khát khao mong mỏi, những trở ngại về kinh tế trên hành trình tìm con yêu, từ ngày 29/04 – 14/05/2023, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức Chương trình "Tuần Lễ Vàng - Ươm mầm hạnh phúc" 2023. Trong khuôn khổ chương trình, Bệnh viện sẽ hỗ trợ thực hiện miễn phí 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn thông qua hình thức nhận và xét duyệt hồ sơ.

Chia sẻ