Việc cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết khi hàng nghìn ổ dịch bùng phát ở miền Nam, cả nước có 6 trường hợp tử vong

TH,
Chia sẻ

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tính tới nay cả nước có 6 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP. HCM.

So với cùng kỳ năm 2018 số mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp), dự kiến tiếp tục tăng lên.

sxh-tang

Mới đây nhất, sáng 18/7, các chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Viện Pasteur TP HCM đã kiểm tra thực địa công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ở TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đây là điểm nóng của dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam, chỉ sau TP HCM. Theo đại diện Sở Y tế Đồng Nai, đầu năm đến nay tỉnh phát hiện hơn 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết với 5.800 ca, tăng mạnh so với năm ngoái, 98% ổ dịch đã được xử lý. TP Biên Hòa có hơn 2.000 bệnh nhân, đứng đầu toàn tỉnh.

Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố có gần 1.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue và không có tử vong.

Bộ Y tế nhận định tình hình thời tiết nắng nóng bất thường, mưa nhiều chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong mùa hè. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho ngành y tế.

sxh-3

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết có xu hướng lan rộng, vừa qua PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã ký công văn khẩn yêu cầu các bệnh viện, sở y tế và y tế các bộ, ngành tăng cường điều trị sốt xuất huyết. Bộ Y tế cũng khuyến cáo mỗi người, mỗi nhà chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết bằng biện pháp đơn giả nhất có thể.

sxh-4

sxh-5

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra và có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, chủ yếu là vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Xem thêm để sớm nhận ra những DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CÁCH PHÒNG BỆNH, ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

Chia sẻ