Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau

Thanh Hương,
Chia sẻ

Đây là 2 ngôi trường đầu ngành trong việc đào tạo ngoại ngữ, ở cả trình độ đại học và sau đại học; bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Hà Nội.

Những năm gần đây, ngoại ngữ luôn được xếp hạng trong danh sách các ngành học hot, không lo thiếu việc làm. Nguyên nhân là bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta, mang đến những cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập ổn định. Nếu không làm việc trong nước, người có ngoại ngữ tốt cũng có thể làm việc ở nước ngoài. 

Nhìn chung, chỉ cần "dắt túi" một ngoại ngữ, sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thì không lo chuyện thiếu việc làm. Hiện tại ở Hà Nội có 2 trường đại học nổi tiếng, thuộc top đầu ngành trong việc đào tạo ngoại ngữ, ở cả trình độ đại học và sau đại học; bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Đó là Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU). Hai ngôi trường này được xem là "ngang cơ" và đều có điểm chuẩn hàng năm cao ngất ngưởng. Để học những ngành hot như Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Trung, thí sinh phải thi được 9 điểm/môn trở lên mới có thể chắc suất thi đỗ.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) và Đại học Hà Nội (HANU).

Cụ thể điểm chuẩn đại học năm 2021 của 2 ngôi trường này như sau:

- Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 2.

-  Đại học Hà Nội (HANU)

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 3.

Mùa tuyển sinh 2022-2023, hai "ông lớn đào tạo dịch thuật" này dự kiến tuyển sinh như sau:

Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)

> Phương thức tuyển sinh

Đối với chương trình đào tạo chuẩn:

- Phương thức xét tuyển 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nhóm đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.

Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT 

1.1 Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

1.2 Thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;

1.3 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ được ưu tiên xét tuyển vào trường.

1.4 Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên được ưu tiên xét tuyển vào trường.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 4.

1.5 Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN, đáp ứng được yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018.

Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

2.1 Học sinh hệ chuyên của 2 trường trung học phổ thông (THPT) chuyên thuộc ĐHQGHN và học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia;

d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 5.

2.2 Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;

c) Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

2.3 Học sinh các trường THPT trên toàn quốc đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:

a) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn trong các tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.

 Nhóm đối tượng 3: Xét tuyển thẳng các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

3.1 Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh) có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);

3.2 Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);

3.3 Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;

3.4 Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 79 điểm trở lên hoặc chứng chỉ VSTEP của trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN từ C1 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2022;

3.5 Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tiếng Anh đạt trình độ B2 hoặc tương đương trở lên và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi THPT năm 2022.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 6.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 7.

Phương thức xét tuyển 2: Xét bằng kết quả bài thi ĐGNL.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngoại ngữ ≥7.0 và điểm bài ĐGNL phải đạt từ 80 trở lên.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển 01 nguyện vọng. HĐTS căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Phương thức xét tuyển 3: Xét bằng kết quả thi THPT

- Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. 

- Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 8.

 (ĐM: điểm môn, ƯT: ưu tiên, KV: khu vực, ĐT: đối tượng)

– Thời gian nhận ĐKXT và XT theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐHQGHN và Thông báo tuyển sinh của Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN;

– Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến, trực tiếp trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

B.Đối với Hệ Đào tạo Quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính (do Đại học Southern New Hamsphire – Hoa Kỳ cấp bằng):

- 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

- 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả học tập ghi trong học bạ Trung học phổ thông. Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = M1+ M2 + M3 + Điểm ƯT (M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình học kì I các môn lớp 12).

- Hình thức nhận ĐKXT: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐHQGHN.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 9.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 10.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 11.

Đại học Hà Nội (HANU)

Đại học Hà Nội dự kiến tổ chức xét tuyển ở 25 ngành đào tạo, trong đó có 13 ngành ngôn ngữ và 12 ngành đào tạo bằng ngoại ngữ, với tổng số 2.840 chỉ tiêu, tăng 205 chỉ tiêu so với năm 2021. Bên cạnh đó còn có 240 chỉ tiêu của các chương trình liên kết quốc tế. (Chỉ tiêu cụ thể từng ngành sẽ công bố trong Đề án tuyển sinh năm 2022).

Năm 2022, trường Đại học Hà Nội giữ ổn định phương thức xét tuyển so với năm 2021 và mở rộng đối tượng thí sinh tham gia phương thức xét tuyển kết hợp theo quy định của trường. 

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 12.

Theo đó, các thí sinh có kết quả kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng thuộc diện được xét tuyển theo phương thức kết hợp, bên cạnh các thí sinh là học sinh các lớp chuyên, song ngữ THPT chuyên, THPT trọng điểm; học sinh THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (theo quy định của Nhà trường); thí sinh có điểm SAT, ACT hoặc A-Level; thí sinh là thành viên đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia; thí sinh đạt giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố; thí sinh được chọn tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thí sinh tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam.

Cụ thể các phương án và đối tượng tuyển sinh năm 2022 dự kiến như sau: 

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 13.

Hà Nội có 2 "ông lớn đào tạo dịch thuật": Điểm chuẩn đại học cao nhất là 38,45 - năm nay dự kiến xét tuyển các đối tượng sau  - Ảnh 14.

Chia sẻ