Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" mà làm thì dễ đến ngỡ ngàng

BB,
Chia sẻ

Bữa cơm trưa văn phòng sẽ hấp dẫn hơn nhiều với những món lạ miệng mà ngon lành này.

1. Cơm trưa văn phòng với gà om bí đỏ

Nguyên liệu:

1 cái đùi gà

100g bí đỏ

2 thìa súp nước tương

1 thìa súp dầu hào

2 thìa súp rượu nấu ăn

1 chút muối

1 chút đường

Mẩu gừng nhỏ

1 củ sả

Bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Bí đỏ có hàm lượng beta-carotene cao, chất mà cơ thể chuyển hoá thành vitamin A. Các nghiên cứu cho thấy vitamin A có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Ngược lại, những người bị thiếu vitamin A có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn.

Bí đỏ cũng chứa nhiều vitamin C, được chứng minh là có khả năng làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và làm vết thương nhanh lành hơn. Ngoài hai loại vitamin được đề cập ở trên, bí đỏ cũng là một nguồn vitamin E, sắt và folate dồi dào - tất cả các chất này đều được chứng minh là có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Cách làm:

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Bí đỏ rửa sạch vỏ và cắt miếng nhỏ. Bạn có thể để cả vỏ hoặc gọt vỏ bí đỏ nếu muốn.

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 2.

Đặt nồi lên bếp, cho chút dầu ăn vào, khi dầu nóng cho sả thái lát, gừng thái lát vào phi thơm, rồi cho thịt gà đảo cho săn. 

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 3.

Tiếp đó cho bí đỏ vào rồi lần lượt thêm vào 2 thìa nước tương, 1 thìa dầu hào, 1 thìa rượu nấu ăn, 1 chút đường và 1 chút muối vào xào cùng. Khi bí đỏ và thịt thấm gia vị thì đổ một lượng nước vừa phải sao cho vừa ngập phần nguyên liệu. Om cho tới khi nước trong nồi cạn gần hết, thịt chín, bí đỏ mềm là được. Bạn có thể rắc thêm chút vừng rang nếu muốn.

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 4.

Xếp cơm vào 1 ngăn của hộp cơm, ngăn còn lại xếp thịt gà và bí đỏ, rắc thêm chút hành lá thái nhỏ lên mặt cho thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể rắc thêm chút rong biển để ăn kèm với cơm nhé!

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 5.


2. Cơm tôm xào đậu bắp

Nguyên liệu:

50g tôm đã lột vỏ

80g đậu bắp

5g tỏi

1 ít dầu ăn

1 ít muối

Nước tương

Đậu bắp được biết đến với hàm lượng chất xơ cao, giúp tiêu hóa tốt, ổn định lượng đường trong máu tốt và kiểm soát tốc độ đường được hấp thụ vào cơ thể.

Cách làm:

Ướp tôm với chút nước tương trong 10 phút để tôm ngấm. Tỏi thái lát mỏng, đậu bắp thái vát.

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 7.

Cho chút dầu ăn vào chảo, dầu nóng thả tôm vào xào sơ khoảng 2 phút rồi đổ ra bát. Thêm dầu ăn vào chảo cho tỏi vào phi thơm, sau đó đổ đậu bắp vào xào ở nhiệt lớn để đậu xanh. Xào trong 3 phút.

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 8.

Tiếp đó đổ lại tôm vào xào cùng với đậu, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc cơm ra 1 ngăn hộp riêng, ngăn còn lại cho tôm và đậu bắp vào. 

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 9.

Vậy là chỉ chưa đầy 20 phút chế biến bạn đã có ngay hộp cơm trưa văn phòng ngon mắt lại giàu dinh dưỡng rồi.

Gợi ý 2 thực đơn cơm trưa văn phòng ngon "nuốt lưỡi" - Ảnh 10.

Những lưu ý khi mang cơm trưa văn phòng:

- Không nấu cơm và thức ăn để qua đêm. Cơm và thức ăn để qua đêm sẽ bị mất chất dinh dưỡng, phát sinh vi khuẩn dẫn đến ôi thiu nhanh. Các nhà khoa học khuyến cáo nếu chúng ta ăn thức ăn để qua đêm nhiều sẽ gây nguy cơ ung thư.

- Không cho cơm, thức ăn vào hộp ngay khi còn nóng. Nếu đậy nắp khi thức ăn còn nóng sẽ khiến đồ ăn bị tích tụ hơi nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, thức ăn dễ bị ôi thiu hơn. Nếu chúng ta ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa và các bệnh về đường ruột.

- Không sử dụng hộp nhựa kém chất lượng để đựng thức ăn.

- Hạn chế mang theo thức ăn nhiều nước và dầu mỡ. Bởi vì thức ăn nhiều nước và có váng dầu mỡ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là khi món ăn nấu xong được đóng hộp từ sáng đến trưa và bị tác động xóc nảy trên đường bạn di chuyển đến công ty thì vi khuẩn càng sinh sôi nhiều hơn.

- Không đựng thức ăn chung với cơm, nên có ngăn phân chia.

Chia sẻ