Giúp mẹ bầu cực kỳ yên tâm khi đi máy bay

,
Chia sẻ

Mang thai được 10 tuần, Phượng (nhân viên FPT – Hà Nội) phải đi công tác ở Sài Gòn. Chị lo lắng, không biết đi máy bay có ảnh hưởng gì tới em bé không? Bay 2 tiếng thôi mà.

Chỉ đi máy bay đến tuần thứ 36

Mang bầu dưới 12 tuần, chị em cũng không nên di chuyển đường dài bằng bất kỳ phương tiện gì. Lúc này, em bé còn nhỏ, thai chưa bám chặt vào tử cung, nếu đi máy bay có thể gây nguy hiểm. Chị em cũng không nên đi xa, di chuyển bằng ô tô hoặc máy bay trong những tuần cuối cùng mang thai. Hầu hết các khuyến nghị về sức khỏe đều cho rằng phụ nữ có thai có thể đi máy bay cho đến tuần thứ 36 và tuần thứ 35 (kể cả những chuyến bay đường dài) trong quá trình mang thai.

Thực tế, một số hãng hàng không chỉ chấp nhận chở phụ nữ có thai trong một số giai đoạn mang bầu nhất định. Chị em mang bầu đi máy bay phải kiểm tra chắc chắn trước khi đặt vé. Vì trong khoang máy bay, do sự thay đổi về độ ẩm và áp lực, nhịp tim thường nhanh rồi dẫn đến tăng huyết áp hoặc khó thở ở phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, nếu có việc cần thiết hoặc bắt buộc, chị em vẫn đi máy bay. Chỉ có điều, nên cân nhắc tình trạng sức khỏe hoặc tư vấn của bác sỹ. Không khí trên cao loãng dễ dẫn tới các cơn co thắt tử cung. Thông thường, khi đi máy bay, các bác sỹ hay cho chị em uống một loại thuốc phòng chống co bóp tử cung, để phòng sinh non trên máy bay.
Mẹ bầu chỉ nên đi máy bay tới tuần thứ 36 (Ảnh minh họa)

Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu yên tâm nhé!

Bạn nên đi khám thai trước khi đi máy bay. Có thể xin bác sỹ một số thuốc phòng chống ra máu hoặc co bóp tử cung. Nhớ mang theo sổ khám thai đề phòng nhân viên sân bay có thể kiểm tra.

Khi lên máy bay, nhờ nhân viên hoặc khách đi cùng đặt túi xách tay lên khoang chứa hàng nhé và lấy xuống hộ. Mẹ bầu bí tránh với cao. Tốt nhất, túi hành lý xách tay cũng nên xem xét, xách những thứ nhẹ nhàng và quý giá thôi.

Có thể đổi chỗ để được ngồi ở phần ghế trung tâm để đỡ bị ồn và ngồi phía trên, gần cánh máy bay để đỡ bị xóc. Nếu mẹ bầu nào đi hạng thương gia thì khỏi phải lo.

Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, nên uống nhiều nước lọc. Luôn mang sẵn một chai nước bên mình và có thể một chút hoa quả nhấm nháp để không bị khó chịu.

Có thể mượn chăn của máy bay để kê lưng ngồi cho đỡ bị mỏi.

Cứ ngồi khoảng 1 tiếng thì lại chịu khó đứng dậy để đi lại ở lối đi trên máy bay, tập thể dục cổ chân + bàn chân để tránh bị tắc nghẽn tĩnh mạch.

Với những mẹ bay đường dài hoặc bay ra nước ngoài, có thể chỉnh đồng hồ theo giờ Việt Nam để cố gắng ngủ đúng giờ giấc.

VietnamAirlines có một số quy định với mẹ mang bầu như sau:

- Phụ nữ mang thai 7 ngày trước và sau ngày dự sinh không được đi máy bay.

- Phụ nữ mang thai dưới 32 tuần không cần có xác nhận của bác sĩ, ra sân bay phải kí giấy cam kết miễn nhiệm cho nhà chuyên chở. Trường hợp thai to quá và sản phụ có vẻ mệt, nhân viên có thể nghi ngờ và yêu cầu kiểm tra sổ khám thai. Các mẹ nhớ mang sổ khám thai đi đề phòng nhé.

- Phụ nữ mang thai trên 32 tuần thì phải có xác nhận tình trạng sức khoẻ của bác sĩ, có đóng dấu của bệnh viện. Khi làm thủ tục, vẫn phải kí cam kết miễn nhiệm như trên. Mẫu giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ các mẹ có thể ra xin tại các phòng vé hoặc đại lý của VNA (mẫu giấy màu, có 3 liên). Trong 3 liên, 1 liên nộp cho phòng vé, họ sẽ cập nhật thông tin khám thai của bạn vào hồ sơ đặt giữ chỗ của bạn trên hệ thống, 1 liên đem ra sân bay, 1 liên hành khách giữ.

Tùy theo sức khỏe của mình, các mẹ có thể quyết định là nên đi hay không đi máy bay vào những tuần đầu hay tuần cuối của thai kỳ. Nhưng hạn chế đi máy bay từng nào trong thời gian mang bầu, tốt chừng đó các mẹ ạ.

Lương Hoàng

(Tổng hợp)

Chia sẻ