Giảng viên đại học quên tắt máy chiếu sau giờ học, sinh viên xấu hổ không dám ngẩng mặt sau khi thấy nội dung cô đang tìm kiếm

Vũ Trịnh ,
Chia sẻ

Không sinh viên nào dám đối mặt với giảng viên sau khi chứng kiến sự việc này.

Lên đại học, với việc không còn chịu sự kiểm soát gắt gao bởi giáo viên chủ nhiệm như thời phổ thông nữa mà nhiều sinh viên dần hình thành thói quen lười đến lớp, hoặc có đến lớp cũng làm việc riêng. Giảng viên giảng dạy với số lượng sinh viên một lớp lên tới vài chục, vài trăm thì cũng chẳng có cách nào để biết được ai đang không chú ý nghe giảng, ghi chép.

Nan Nan sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, cô được nhận vào làm giảng viên của một trường đại học tại Trung Quốc. Lần đầu tiên được phân công đứng lớp, cô cảm thấy bất lực, thậm chí còn nghi ngờ khả năng của mình khi thấy điểm số của sinh viên thấp lẹt đẹt.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một ngày nọ, khi cho sinh viên giải lao giữa tiết Toán cao cấp, Nan Nan sử dụng vài phút ngắn ngủi này để tìm kiếm tài liệu củng cố bài dạy trên máy tính. Tuy nhiên, vị giảng viên này quên mất rằng mình chưa tắt máy chiếu, bởi vậy những gì mà cô tìm kiếm trên internet đều hiện ra trước mắt học trò. Điều này khiến những sinh viên đang có mặt trong lớp phải ngượng chín mặt, cúi đầu xuống bàn vì quá xấu hổ trước thông tin mà cô đang tra trên mạng.

Theo đó, thông tin cô đang tra là "tại sao rất nhiều sinh viên đại học không nghe giảng, có phải là do trình độ giảng dạy của giảng viên không tốt?". Trên thực tế, vấn đề này là hiện tượng phổ biến ở giảng đường nhưng Nan Nan lại tự trách bản thân.

Sinh viên không đến lớp hoặc có mặt cũng không chú ý nghe giảng có thể xuất phát từ bài giảng thiếu thu hút, cách giảng dạy của giảng viên không gây được hứng thú học tập, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng như thế. Một trong những nguyên nhân đến từ chính các sinh viên.

Sau khi vào đại học, số lượng thành viên của mỗi lớp học sẽ tăng lên, giảng viên không thể chăm bẵm học trò từng chút như thời phổ thông. Do đó, họ dành thời gian cho nhiều thú vui bên lề, những thứ mà họ có thể đã bỏ lỡ thời cấp 3.

 - Ảnh 3.

Ngoài ra, sinh viên cũng thiếu tính tự giác, không kỷ luật với chính bản thân, thiếu nghiêm khắc trong việc học. Nhiều sinh viên cũng đánh mất mục tiêu phấn đấu sau khi đỗ đạt vào ngôi trường mình yêu thích.

Việc giảng dạy của giáo viên chỉ là một khía cạnh, điều quan trọng phụ thuộc vào việc học sinh có sẵn sàng học hay không, nếu không muốn học thì dù người thầy có tài giỏi đến mấy cũng không thể truyền đạt kiến thức đến cho các bạn. Bởi vậy, mỗi sinh viên cần phải điều chỉnh mục tiêu và thái độ học tập của chính bản thân để 4 năm học đại học không lãng phí.

Theo QQ

Chia sẻ