Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo

LP,
Chia sẻ

Chăm sóc trẻ đồng nghĩa với việc lúc nào cũng bị “bao vây” bởi vô số những lời khuyên, quan điểm hay thậm chí những điều mê tín mà các ông bố bà mẹ cần sáng suốt để phân biệt đúng sai.

Lầm tưởng 1: Trẻ ở tuổi mọc răng cần phải có đồ gặm nướu

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 1.

Các nhà trị liệu về ngôn ngữ cho trẻ em cho rằng các loại đồ gặm nướu có thể ảnh hưởng đến khả năng tập nói của trẻ. Hóa ra, trẻ nhỏ khi nhai các đồ gặm nướu không thể nhận ra sự khác biệt giữa các âm thanh, vì lưỡi và thính giác có mối liên kết rất chặt chẽ. Ngay cả những em bé chưa bắt đầu nói cũng sử dụng lưỡi để giúp chúng hiểu lời nói và khi lưỡi "bận rộn" với các loại đồ gặm nướu, khả năng này tạm thời bị mất đi.

Lầm tưởng 2: Trẻ thường sẽ tự ngủ khi chúng mệt

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 2.

Hầu như người lớn chúng ta sẽ ngủ ngay được khi chúng ta mệt nhưng trẻ nhỏ thì không thế. Nếu trẻ bị quá mệt, chúng có thể có tâm trạng ham chơi và bắt đầu chạy quanh. Và thỉnh thoảng, điều này có thể dẫn đến hậu quả tệ hơn là khi trẻ càng mệt thì sẽ càng khó để chúng ngủ và sẽ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

Lầm tưởng 3: Trẻ nên được tập cách tự đi vệ sinh trước thời điểm 18-24 tháng tuổi

Sự thật là không có thời gian bắt buộc về thời điểm bắt đầu. Các bác sĩ nhi khoa giải thích rằng bố mẹ có thể muốn đẩy nhanh quá trình này, vì dùng bỉm rất đắt đỏ, nhưng trẻ mới biết đi có thể chưa sẵn sàng cho việc này. Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, việc tập ngồi bô nên bắt đầu từ 21 đến 36 tháng và không có lợi ích gì lớn nếu bắt đầu trước 27 tháng tuổi.

Lầm tưởng 4: Xe tập đi thực sự giúp bé đi được

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 5.

Ngay cả khi con bạn sử dụng xe tập đi dưới sự giám sát liên tục của bạn, nó vẫn có thể gây hại cho con. Những chiếc xe này thậm chí có thể kích thích các cơ sai ở chân của trẻ và các khớp, cũng như đầu gối phát triển mạnh, khiến chân có thể phải chịu thêm áp lực, do đó khung xương có thể hình thành một cách sai lệch. Vì những rủi ro mà nó có thể mang đến, xe tập đi đã chính thức bị cấm ở Canada kể từ năm 2004.

Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo - Ảnh 5.

Lầm tưởng 5: Cạo tóc sẽ giúp tóc mọc dày hơn

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho niềm tin phổ biến rằng cạo đầu trẻ có thể có lợi cho độ dày của tóc trong tương lai. Theo các nhà khoa học, cấu trúc tóc được quyết định bởi di truyền và thời điểm duy nhất nó thay đổi là sau khi hóa trị.

Lầm tưởng 6: Cho con ngủ càng muộn thì con ngủ được càng lâu

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 7.

Bố mẹ nào cũng muốn con không thức dậy sớm vào buổi sáng. Suy nghĩ rằng cho con ngủ càng muộn thì ngủ được càng lâu vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, thực ra sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Trẻ ngủ ngon hơn và lâu hơn nếu đi ngủ sớm vào buổi tối. Trẻ có đồng hồ sinh học của chúng và sẽ vẫn thức gần như cùng 1 lúc mỗi sáng dù tối có ngủ muộn bao nhiêu.

Lầm tưởng 7: Mọi tiếng khóc của trẻ đều như nhau

Giải mã 14 lầm tưởng về trẻ nhỏ chắc chắn không ít bố mẹ vẫn tin răm rắp hoặc ít nhất đã nghe qua - Ảnh 9.

Trẻ sơ sinh có rất nhiều loại ngôn ngữ tiếng khóc khi giao tiếp với cha mẹ. Tiếng khóc khi đói, buồn ngủ và kêu mẹ thay tã sẽ nghe khác hẳn nếu bạn chú ý lắng nghe. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng cha mẹ sẽ sớm nhận thấy những sự khác nhau này. Phải mất thời gian, nhưng cha mẹ thực sự có thể học cách giải mã những tiếng khóc này.

Giải mã hàng loạt sai lầm của bố mẹ khi chăm sóc trẻ, không ít người vẫn tin răm rắp và làm theo - Ảnh 9.

 

Chia sẻ